Hình thành vùng sản xuất lạc hàng hóa tập trung ở Bắc Quang

07:54, 10/09/2014

HGĐT- Chỉ chưa đầy 3 năm trở lại đây, huyện Bắc Quang đã dần hình thành vùng sản xuất lạc hàng hóa tập trung, ổn định; góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên một đơn vị diện tích (ĐVDT) đất canh tác, tăng thu nhập cho người sản xuất.



Người dân xã Vĩnh Phúc làm đất trồng lạc, đảm bảo cung ứng đủ giống cho vụ Xuân 2015.

Từ nhiều năm trước, do nhu cầu tiêu dùng và giá lạc trên thị trường tăng cao, người dân nhiều xã trên địa bàn huyện Bắc Quang đã mở rộng diện tích trồng lạc để tăng thu nhập. Tuy nhiên, cách làm này mới dừng ở mức nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng sản xuất lạc thương phẩm và vùng sản xuất lạc giống. Đồng thời, việc sử dụng các giống lạc Sen lai, MD7 lúc bấy giờ đã nhiễm sâu bệnh, chưa được người trồng chú trọng đầu tư thâm canh theo quy trình kỹ thuật nên năng suất thấp, chỉ dao động từ 12-21 tạ/ha. Trước thực tế trên, năm 2012, huyện Bắc Quang đã thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất lạc hàng hóa tập trung, giai đoạn 2012-2015”, với nhiệm vụ: Đến năm 2015, quy hoạch vùng sản xuất lạc hàng hóa tại 5 xã: Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Quang Minh, Hùng An và Đồng Tâm đạt 1.755 ha; đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất (chủ yếu là giống lạc L14); thực hiện thâm canh theo quy trình bón vôi, bón lân cân đối để đạt năng suất bình quân 35 tạ/ha. Đồng thời, đặt mục tiêu mở rộng diện tích trồng lạc, tạo vùng sản xuất lạc hàng hóa ổn định, bền vững trên địa bàn huyện với 2.560 ha, cho năng suất bình quân đạt 31 tạ/ha.


Từ khi triển khai thực hiện đến nay, Đề án trên đã mang lại những đổi thay tích cực cho nền SXNN huyện Bắc Quang. Chỉ trong năm 2013, diện tích lạc cả năm trên địa bàn huyện đạt 2.407,4 ha (đạt 95,2% kế hoạch đề án); diện tích sản xuất lạc hàng hóa tập trung đạt 1.970 ha, vượt 12,2% kế hoạch (bởi ngoài các xã thuộc vùng quy hoạch, đã hình thành thêm vùng trồng lạc tập trung tại các xã: Đông Thành, Liên Hiệp,...). Cùng với đó, trên 550 ha lúa không chủ động về nguồn nước được người dân chuyển đổi sang trồng lạc. Đặc biệt, sản lượng lạc đã đạt 7.032,5 tấn; trong đó, sản phẩm thành hàng hóa đạt trên 6.900 tấn. Đến năm 2014, huyện Bắc Quang tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích chuyển đổi, do đó, tổng diện tích trồng lạc vụ Xuân đạt 1.914,6 ha. Sang vụ Hè – thu, toàn huyện gieo trồng trên 600 ha. Theo đó, diện tích trồng lạc cả năm của huyện sẽ đạt mục tiêu đề án và được duy trì ổn định với tổng diện tích 2.544 ha (trong đó, tạo được vùng sản xuất lạc hàng hóa tập trung đạt 1.755 ha, ổn định cho các năm sau). Đặc biệt, năm 2013, huyện Bắc Quang đã xây dựng được 12 cánh đồng lạc thâm canh cao, với tổng diện tích 363,5 ha tại 4 xã: Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Hùng An và Đông Thành cho năng suất đạt 34 tạ/ha. Ngoài ra, việc đầu tư trên diện rộng giống lạc L14, kết hợp với biện pháp thâm canh đã góp phần tăng năng suất của toàn huyện từ 35-40% so với các giống trước đây. Và năng suất tăng từ 27,9 tạ/ha (năm 2012) lên 29,17 tạ/ha (vụ Xuân 2014).


Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp Bắc Quang cho thấy: Trồng lạc không chỉ cho thu hoạch về củ, cây lạc còn có tác dụng cải tạo đất nên người trồng có thể tận dụng thân và lá cây làm phân hữu cơ, bón cho những mùa vụ tiếp theo. Hằng năm, sản lượng lạc bán ra thị trường khoảng 6.900 tấn, với giá lạc thương phẩm tương đối ổn định, dao động từ 20-24.000 đồng/kg lạc vỏ. Và tạo được đầu mối tiêu thụ khá ổn định từ thương lái các tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hưng Yên , Nam Định,... Đồng thời, nâng giá trị kinh tế bình quân trên/ĐVDT đất canh tác lạc của huyện đạt 59 triệu đồng (năm 2012) lên 70 triệu đồng/ha/vụ sản xuất vào năm 2013. Đặc biệt, toàn huyện đã có 1.112 ha đất canh tác (chuyển đổi 1 vụ lạc, 1 vụ lúa/năm) đạt giá trị sản phẩm trên 100 triệu đồng/năm. Nếu so sánh hiệu quả kinh tế trên diện tích đất chuyển đổi từ 2 vụ lúa sang luân canh 1 vụ lạc và 1 vụ lúa, cho giá trị sản phẩm bình quân đạt 110 triệu đồng, trong khi giá trị sản phẩm từ trồng 2 vụ lúa chỉ đạt 80 triệu đồng/ha đất canh tác.


Điều đặc biệt, vụ Hè – thu năm nay, huyện Bắc Quang đã triển khai xây dựng cánh đồng sản xuất lạc giống L14 và L23 với tổng diện tích 10 ha, tại xã Đồng Yên, Vĩnh Phúc, đảm bảo cung ứng đủ giống, chất lượng cho người trồng lạc. Và hình thành 2 Tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ lạc giống tại các xã vùng chuyên canh lạc hàng hóa, tạo cơ sở thành lập Hội sản xuất và tiêu thụ lạc giống huyện Bắc Quang trong tương lai không xa. Đồng thời, đã hình thành mối liên kết 4 nhà: Nhà nước – Khoa học – Nhà nông – Doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy SXNN trên địa bàn huyện Bắc Quang thêm phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.


THU PHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cơ hội cho sản phẩm công nghiệp nông thôn “cất cánh”
HGĐT - Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh ta tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu. Đây có thể coi là cơ hội cho các cơ sở sản xuất hàng CNNT trong tỉnh tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Đồng thời, cũng là dịp để có thể đánh giá về chất lượng, sự đa dạng về các sản phẩm ở một địa phương giầu tiềm năng sản xuất
29/08/2014
Công ty Điện lực Hà Giang nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu những tháng cuối năm
HGĐT- Với mục tiêu cung cấp điện an toàn, ổn định, trong thời gian qua, Công ty Điện lực Hà Giang đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh tăng trưởng điện thương phẩm đáp ứng được nhu cầu phục vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, phát triểnKT – XH và đảm bảo ANQP của tỉnh.
27/08/2014
Người mang Sổ đỏ “gõ cửa” Ngân hàng
HGĐT- “Năm 2003, thành lập Hợp tác xã (HTX), tài sản duy nhất chúng tôi có là số tiền trên 50 triệu đồng của những xã viên (XV)“chân vướng đất, tay lấm bùn” góp lại. Biết là HTX không thể đứng ra vay vốn Ngân hàng nên tôi đánh liều, mang Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của gia đình “gõ cửa” Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Chi nhánh huyện Bắc Quang vay 300 triệu đồng, để đưa
27/08/2014
Đồng Văn không còn nợ xấu
HGĐT- Bằng cách quản lý chặt chẽ, linh hoạt trong hoạt động huy động, cho vay vốn, trong đó đặc biệt coi trọng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay gắn với trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng. Điều này đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi cũng đã không còn ở Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện
27/08/2014