Cơ quan nhà nước phải tiên phong thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0

06:45, 08/09/2017

Tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2017 (Vietnam ICT Summit 2017), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn đề nghị các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước phát huy vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0.

Diễn đàn có chủ đề “Việt Nam - Chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)” được Hiệp hội Phần  mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức ngày 6/9 tại Hà Nội. Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Bộ TT&TT bảo trợ và đồng hành tổ chức sự kiện.

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp hiện nay đã có những bước đi cụ thể nhằm từng bước tiếp cận CMCN 4.0. Đặc biệt, Bộ trưởng mong muốn các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý sử dụng hệ thống hạ tầng và nội dung thông tin để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và phát triển năng lực công nghệ thông tin quốc gia, đáp ứng yêu cầu cung cấp trao đổi thông tin trong xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.

Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan nhà nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế. Coi thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng ngành, từng lĩnh vực.

Đồng thời, chú trọng thúc đẩy ứng dụng CNTT vào đời sống, trong các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý vận hành kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, phối hợp cùng với các bộ ban ngành, khối cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên “Chuyển đổi số”; xây dựng các chính sách cơ chế và các giải pháp có tính đột phá để khai thác và huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng, trong đó đề xuất chính sách cơ chế tài chính đặc thù để huy động vốn cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, bảo đảm tính khả thi.

Các cơ quan nhà nước cũng cần phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật và các cơ chế chính sách bảo đảm tạo được môi trường pháp lý thuận lợi cho ứng dụng phát triển công nghệ, đẩy mạnh phát triển hạ tầng.

“Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tham mưu giúp Chính phủ, Quốc hội xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật; đặc biệt sớm sửa đổi Luật CNTT; các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông, Luật Giao dịch điện tử… để bảo đảm sự kết nối, chia sẻ cũng như sử dụng hiệu quả hạ tầng số quốc gia”, Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng cũng cho hay, để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc “Chuyển đổi số” này, thời gian tới, Bộ TT&TT dự định sẽ triển khai một loạt hoạt động, tập trung vào một số chủ đề: Nhận thức về Việt Nam với 4.0; Thế mạnh kinh tế số Việt Nam - Công nghiệp số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh; Thành phố thông minh-Smart City; Nhân lực số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp...

Trong đó, vấn đề nhận thức về Việt Nam với 4.0, Bộ trưởng cho biết, Bộ TT&TT mong muốn cần có sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp trong việc tăng cường truyền thông về CMCN 4.0 để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về cơ hội cũng như thách thức của CMCN 4.0 tới đời sống xã hội Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn  phát biểu tại Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2017. VGP/Thúy Hà
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu tại Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2017. VGP/Thúy Hà

Đối với vấn đề nhân lực số, đổi mới sáng tạo, Bộ trưởng chỉ  rõ, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận sử dụng công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế xã hội nhằm xây dựng dựng một xã hội học tập, nâng cao dân trí.

Cùng với đó, nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, năng lực nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm trọng điểm về công nghệ, ưu tiên đầu tư nghiên cứu sáng tạo, ưu tiên cho việc mua hoặc chuyển giao công nghệ mới để tạo ra những công nghệ mới để tạo ra sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu Việt, có khả năng cạnh tranh; xem xét, xây dựng và phát triển chính sách nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo và khởi nghiệp trong mỗi người dân.

Bộ trưởng cũng kêu gọi cộng đồng các chuyên gia, doanh nghiệp nỗ lực, tham gia, đồng hành cùng Chính phủ trong hoạt động thúc đẩy ứng dụng cũng như đảm bảo an toàn thông tin cho sự phát triển của lĩnh vực CNTT&TT tại Việt Nam; nâng cao năng lực tiếp cận CMCN 4.0 nhằm mục tiêu thực hiện thành công Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

http://baochinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh nghiệm chống nóng cho cá

BHG - Những ngày cuối tháng 7 trời rất nóng, có hôm cao điểm nhiệt độ lên tới 35 độ, lá chuối thả xuống ao cho cá còn bị xém mặt trên; các ao nuôi cá có mức nước nông, bờ ao xây tường chắn và có đường ống dẫn nước xa với đoạn ống lộ thiên càng dài thì nước trong ao càng nóng. Trong điều kiện này các loài cá ưa nước lạnh và sạch sẽ bị chết nhất là cá Bỗng.

31/07/2017
Hiệu quả mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc tắm tại thôn Nậm Đăm

BHG- Bảo tồn phát triển nguồn quĩ gen nói chung là một chủ trương lớn. Tuy nhiên để có giải pháp bảo tồn hiệu quả, ứng với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, từng loài gen cần được bảo tồn. Đòi hỏi mỗi cấp, ngành, địa phương, phải năng động, sáng tạo trong đề xuất cho công tác bảo tồn. 

30/08/2017
Mạng 4G đã phủ sóng khoảng 95% dân số Việt Nam

Hiện các nhà mạng của Việt Nam đã triển khai 43.000 trạm thu phát sóng 4G (BTS) trên toàn quốc và theo tính toán, số lượng trạm BTS này bảo đảm nhu cầu phục vụ khoảng 95% dân số.

28/07/2017
Một số biện pháp phòng, chống sét

BHG - Nhằm ngăn ngừa thiệt hại do sét gây ra cũng như góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản cho con người, mỗi chúng ta cần biết một vài biện pháp phòng,  chống sét hiệu quả sau:

27/08/2017