Nốt “Luyến” trong trẻo của bản nhạc yêu đời

08:30, 19/01/2014

(Xuân Giáp Ngọ)- Sống trong bóng tối đã 30 năm, Hoàng Thị Luyến luôn lạc quan yêu đời vượt lên số phận. Bằng tiếng hát trong trẻo của mình, Luyến đã khiến biết bao người phải rơi nước mắt cảm phục vì hoàn cảnh và nghị lực của em.


Lần theo con đường ngoằn ngoèo cùng cái lạnh chiều đầu đông vào thôn Đoàn Kết, xã Ngọc Đường (TPHG), tim tôi như thêm lần nữa tê tái khi gặp em ở nhà: Dáng người nhỏ nhắn, làn da trắng ngần, vậy mà... đôi mắt của Luyến chưa bao giờ được thấy mặt trời, ánh trăng, một áng mây trôi hay ngọn núi quê mình... với muôn sắc mầu thiên nhiên, cuộc sống.


Hoàng Thị Luyến sinh năm 1983. Mẹ mất lúc em mới 10 tuổi. Bố là Hoàng Chấn Dỏng, sinh năm 1942, nhập ngũ năm 1966, chiến đấu ở nước bạn Lào rồi xuất ngũ năm 1971. Hậu quả tàn khốc của chiến tranh khiến sức khỏe người lính phơi phới tuổi xuân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”năm nào ngày một cạn kiệt vì nhiễm chất độc mầu da cam. Thế rồi, năm 2010 ông mãi mãi rời xa em...

Không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, từ lúc sinh ra Luyến đã luôn đau ốm. Tròn một tuổi, sau trận sốt, Luyến bị mù cả hai mắt; nhà lại nghèo nên em đâu được hưởng niềm vui háo hức cắp sách tới trường! Nhưng trời phú cho em một chất giọng trong trẻo, Luyến hát rất hay; và, trên hết là nghị lực sống!

Lo cho tương lai sau này trước số phận nghiệt ngã, năm 2005, Luyến sinh một cháu trai. Mọi công việc từ tắm giặt, chăm sóc con... đều tự tay Luyến làm. Khi cháu được 2 tuổi, Luyến gửi con nhờ các bác chăm sóc để tham gia Câu lạc bộ Tình thương (Hà Nội), thường đi biểu diễn và làm nghề tẩm quất tại các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái. Sau đó, do thương nhớ con Luyến thôi hát trở về nhà làm nghề đan cót. Rồi cây nứa cũng khan hiếm, không còn nguyên liệu, Luyến chuyển sang nghề hát rong, đi các huyện, tỉnh bạn.


Đến một ngày, hai trái tim đồng điệu trên đường đời vượt khó đã gặp nhau. Luyến bén duyên với anh Lường Ngọc Qúy, ở tỉnh Hòa Bình, cũng là người khiếm thị và thành vợ, thành chồng năm 2012. Hằng ngày, anh Qúy đi hát rong tại thành phố Hà Giang và các huyện, Luyến ở nhà chăm sóc gia đình. Lúc nào hát ở các tỉnh, Luyến lại đi cùng để chăm sóc chồng. Được nghỉ thứ bảy, chủ nhật, cậu con trai đã biết dẫn bố, mẹ đi hát rong mưu sinh...


Ngoài hết lòng lo chuyện “cơm áo – gạo tiền”, Luyến còn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ của Hội Nạn nhân chất độc da cam và Hội Người khuyết tật tổ chức. Năm 2010, tham gia Liên hoan giọng hát người khuyết tật tại Đà Nẵng, Luyến đoạt Huy chương Bạc. Tâm sự với chúng tôi, giọng Luyến trầm xuống: “Bị mù nhưng mình luôn muốn sống như người bình thường, quyết không để khuyết tật tâm hồn... Điều mình đóng góp cho xã hội là tiếng đời, giọng hát...”.


Sống chung với bóng tối, nhưng trái tim Luyến luôn bừng sáng hoài bão, khát vọng vươn lên. Em mơ ước mở một cơ sở tẩm quất của người mù, để vừa có công việc ổn định, vừa có thể giúp những người không may như như mình có việc làm. Rất cần các tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ để ước mơ thật chính đáng mà giản dị của Luyến sớm thành hiện thực.


Chia tay Luyến, nước mắt tôi cứ cứ tự dưng lăn dài suốt đường về với day dứt những câu trong Bài hát “Lời người khiếm thị” do em cùng một người cha có con khiếm thị sáng tác, văng vẳng mãi khôn nguôi:


“Mẹ sinh con ra cũng giống như bao người

Mà con sinh ra không nhìn thấy ai trên đời

Tình thương cho con cao quý hơn sông dài.

Mắt con đã mù, không thể nhìn được mẹ cha”...
THANH THỦY

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bí quyết nhỏ mang lại thành công
HGĐT- Với 0,5ha đất hiếm hoi giữa đại ngàn đá tai mèo, gia đình ông Hoàng Trung Hinh, tổ 6 (thị trấn Đồng Văn) đã chọn cách phát triển chăn nuôi tổng hợp, mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.
30/11/2013
Trưởng thôn Thái Hà gương mẫu hiến đất làm đường
HGĐT- Về xã Ngọc Đường (TPHG), chúng tôi được giới thiệu về một tấm gương Trưởng thôn tiêu biểu trong phong trào vận động người dân hiến đất làm đường của thôn Thái Hà trong chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đó là ông Phạm Quang Trung, một người nông dân chất phác luôn biết sống cho cộng đồng. Năm nay 63 tuổi, ông Trung đã trải qua những tháng năm nhiệt tình tham gia
28/12/2013
“Vinh dự nhất là được phụng sự Tổ quốc”
HGĐT - Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Khánh, Trưởng Công an xã Phương Tiến (Vị Xuyên), một cán bộ không theo ngành Công an nhưng xuất phát từ yêu cầu chính trị của địa phương, anh đã đến với ngành bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng trái tim khát khao cống hiến để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
27/11/2013
Bàn La Hào - Chàng trai người Dao làm kinh tế giỏi
HGĐT - Trong những năm qua, phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp được tuổi trẻ huyện Hoàng Su Phì tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đã đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện. Anh Bàn La Hào, thôn Trung Thành, xã Hồ Thầu là một trong
25/12/2013