Họa sĩ vẽ tranh tôn vinh bánh mì

16:31, 29/03/2023

Những ổ "bánh mì tình nghĩa" 0 đồng, xe bán bánh giữa hẻm khuya hiện lên qua nét vẽ của họa sĩ Lê Sa Long.

Hình ảnh những gánh bánh mì bình dân được khắc họa bằng tranh khổ lớn. Tác phẩm nằm trong bộ sưu tập của Lê Sa Long - hưởng ứng lễ hội bánh mì đầu tiên ở Việt Nam (diễn ra từ ngày 30/3 đến 2/4 tại TP HCM).
Hình ảnh những gánh bánh mì bình dân được khắc họa bằng tranh khổ lớn. Tác phẩm nằm trong bộ sưu tập của Lê Sa Long - hưởng ứng lễ hội bánh mì đầu tiên ở Việt Nam (diễn ra từ ngày 30/3 đến 2/4 tại TP HCM).

Họa sĩ cho biết vẽ bộ tranh từ tháng 8/2022 đến nay để tri ân món ăn đường phố này. "Dù biến đổi thế nào, cốt lõi vẫn là bánh mì đó thôi. Nó như căn tính người Sài Gòn, thân thiện, bao dung và dễ hòa đồng, là mảnh đất nuôi dưỡng tôi cùng gia đình nhỏ hơn 30 năm qua", anh nói.

Bánh mì Sài Gòn 0 đồng một ổ, đặc biệt thương nhau đến với người nghèo, cơ nhỡ trong giai đoạn giãn cách năm 2021.
Bánh mì Sài Gòn "0 đồng một ổ, đặc biệt thương nhau" đến với người nghèo, cơ nhỡ trong giai đoạn giãn cách năm 2021.
Những ổ bánh đi cùng các chuyến xe thiện nguyện đến tay người khốn khó những năm 2020-2021. Đó là những tốp thanh niên mỗi tối mang thực phẩm đi chia sẻ. Đó là tủ, giỏ bánh mì cho người nghèo có mặt khắp nẻo đường, họa sĩ cho biết.
Những ổ bánh đi cùng các chuyến xe thiện nguyện đến tay người khốn khó những năm 2020-2021. "Đó là những tốp thanh niên mỗi tối mang thực phẩm đi chia sẻ. Đó là tủ, giỏ 'bánh mì cho người nghèo' có mặt khắp nẻo đường", họa sĩ cho biết.
Nhiều câu chuyện trở thành kỷ niệm buồn với họa sĩ. Một tối mưa gió đầu tháng 6/2021, tác giả đang ở nhà một người bạn tại đường Vũ Huy Tấn (quận Bình Thạnh) thì nghe tiếng rao vang lên trong hẻm vắng: Bánh mì Sài Gòn đặc biệt thơm ngon, ba ngàn một ổ. Anh mang thêm mấy phần cơm ra tặng người bán bánh mì và mua gần 10 ổ. Sau đại dịch, họa sĩ tình cờ gặp lại con trai ông thì biết rằng ông đã qua đời vì Covid-19, giờ anh nối nghiệp cha, đi rao bánh mì khắp ngõ hẻm
Nhiều câu chuyện trở thành kỷ niệm buồn với họa sĩ. Một tối mưa gió đầu tháng 6/2021, tác giả đang ở nhà một người bạn tại đường Vũ Huy Tấn (quận Bình Thạnh) thì nghe tiếng rao vang lên trong hẻm vắng: "Bánh mì Sài Gòn đặc biệt thơm ngon, ba ngàn một ổ". Anh mang thêm mấy phần cơm ra tặng người bán bánh mì và mua gần 10 ổ. Sau đại dịch, họa sĩ tình cờ gặp lại con trai ông thì biết rằng ông đã qua đời vì Covid-19, giờ anh nối nghiệp cha, đi rao bánh mì khắp ngõ hẻm.
Bữa sáng quen thuộc của đông đảo người Sài Gòn - một ổ bánh mì nhân thịt và ly cà phê sữa. Bộ sưu tập gồm 30 tranh với chất liệu sơn dầu, màu nước, pastel (phấn tiên), chì than.
Bữa sáng quen thuộc của đông đảo người Sài Gòn - một ổ bánh mì nhân thịt và ly cà phê sữa. Bộ sưu tập gồm 30 tranh với chất liệu sơn dầu, màu nước, pastel (phấn tiên), chì than.
Bánh mì chảo Hòa Mã - một trong những địa chỉ bán bánh lâu đời ở Sài Gòn với lịch sử hơn 50 năm - được vẽ theo phong cách pop-art.
Bánh mì chảo Hòa Mã - một trong những địa chỉ bán bánh lâu đời ở Sài Gòn với lịch sử hơn 50 năm - được vẽ theo phong cách pop-art.
Bánh mì thanh long ruột đỏ - từng gây sốt đầu năm 2020 - do ông Kao Siêu Lực nghĩ ra, mục đích giải cứu hàng chục nghìn tấn thanh long bị tồn do dịch.
Bánh mì thanh long ruột đỏ - từng gây sốt đầu năm 2020 - do ông Kao Siêu Lực nghĩ ra, mục đích giải cứu hàng chục nghìn tấn thanh long bị tồn do dịch.
Váy bánh mì - trang phục dân tộc của HHen Niê khi thi Miss Universe 2018 - từng tạo hiệu ứng tích cực với khán giả quốc tế.
"Váy bánh mì" - trang phục dân tộc của H'Hen Niê khi thi Miss Universe 2018 - từng tạo hiệu ứng tích cực với khán giả quốc tế.
Tiệm bánh mì Hương Lan nằm trước cổng Bưu điện thành phố, từng là địa chỉ quen thuộc của nhiều người Sài Gòn trước năm 1975.
Tiệm bánh mì Hương Lan nằm trước cổng Bưu điện thành phố, từng là địa chỉ quen thuộc của nhiều người Sài Gòn trước năm 1975.
Bức tranh vẽ theo ký ức thuở nhỏ của tác giả. Ngày bé, nhà họa sĩ ở Sa Đéc (Đồng Tháp), bên hàng xóm có bà Sáu ngoài 70 tuổi, tính thương trẻ con. Mỗi lần lên Sài Gòn thăm con trai, khi về bà hay mua hai chục ổ bánh mì to, phát cho con nít trong xóm. Hình ảnh bà đi đò qua sông với bánh mì và chùm hoa vạn thọ cúng Phật khiến anh mãi nhớ.
Bức tranh vẽ theo ký ức thuở nhỏ của tác giả. Ngày bé, nhà họa sĩ ở Sa Đéc (Đồng Tháp), bên hàng xóm có bà Sáu ngoài 70 tuổi, tính thương trẻ con. Mỗi lần lên Sài Gòn thăm con trai, khi về bà hay mua hai chục ổ bánh mì to, phát cho con nít trong xóm. Hình ảnh bà đi đò qua sông với bánh mì và chùm hoa vạn thọ cúng Phật khiến anh mãi nhớ.

Họa sĩ tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP HCM, từng đoạt giải nhất "Chân dung ký họa màu nước" năm 1999 do Hội Mỹ thuật TP HCM đồng tổ chức. Năm 2018, Lê Sa Long đoạt giải nhì vẽ về đất nước, con người Rumani do Lãnh sự quán Rumani tại TP HCM tổ chức. Năm 2021, họa sĩ gây chú ý với loạt tranh về tình người trong đại dịch. Anh là giảng viên khoa Đồ họa, Đại học Mở TP HCM.

Theo VnExpress


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Trần Tiến kỷ niệm 50 năm hoạt động âm nhạc
Nhạc sĩ Trần Tiến, 76 tuổi, chuẩn bị cho live concert "Nửa thế kỷ phiêu bạt" vào ngày 13/5.
28/03/2023
Ảnh đời thường của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu được công bố
Ảnh Trịnh Công Sơn gặp sao Hong Kong Lương Triều Vỹ, ca sĩ nhóm Boney M... lần đầu được công bố.
28/02/2023
'Thanh Sói' chiếu Netflix toàn cầu
Ngô Thanh Vân phát hành phim hành động 18+ "Thanh Sói" trên Netflix sau khi thua lỗ hàng chục tỷ đồng ở rạp.
28/02/2023
Nữ biên tập viên của VTV trở thành giám đốc quốc gia Miss Universe Vietnam
BTV Quỳnh Nga của VTV1 vừa đảm nhận vị trí giám đốc quốc gia Miss Universe Vietnam.
25/02/2023