Thúc đẩy liên kết sản xuất nông nghiệp

10:13, 16/07/2019

BHG - Sản xuất theo hướng hàng hóa nhằm tăng năng suất, giá trị kinh tế ngành Nông nghiệp là định hướng trọng tâm của tỉnh thời gian qua. Hiện thực hóa điều này, tỉnh ta đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy liên kết sản xuất nông nghiệp.

Những năm gần đây, tỉnh ta ghi nhận nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, như: Tập đoàn TH, Hào Hưng, Công ty Cổ phần Dược liệu Bông Sen Vàng, AnVy… Hình thức tổ chức sản xuất đã thay đổi rõ rệt, có sự liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các tổ chức với người nông dân; tuy nhiên, quy mô sản xuất tại các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, trang trại, gia trại quy mô còn nhỏ; tình trạng “được mùa mất giá” thường xuyên xảy ra, phát triển thiếu bền vững. Công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản  lý chuỗi và phát triển thị trường cho cán bộ làm công tác khuyến nông ít được chú trọng; các chương trình hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm… tính liên kết thấp.

Trước thực tế trên, tỉnh ta đã xây dựng dự thảo chính sách “Hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh” với 3 nội dung hỗ trợ, gồm: Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết và hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn, giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm. Theo đó, đơn vị chủ trì liên kết được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng. Dự án liên kết được ngân sách hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc, trang thiết bị, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết… mức hỗ trợ tối đa 10 tỷ đồng/dự án.

Ngoài ra, chính sách cũng hỗ trợ 100% chi phí đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ, năng lực quản lý… cho cán bộ HTX và nông dân tham gia liên kết; hỗ trợ 100% chi phí tài liệu, 50% chi phí đi lại, ăn, ở… với mức tối đa 300 triệu đồng cho tập huấn chuyển giao công nghệ, ứng dụng kỹ thuật mới, quản lý chất lượng theo chuỗi cho đối tượng chuyển giao và nhận chuyển giao; hỗ trợ 100% chi phí mua giống, vật tư thiết yếu cho HTX tham gia dự án liên kết ở vùng đặc biệt khó khăn và 70% chi phí mua giống, 50% chi phí mua vật tư thiết yếu, với mức hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng. Chính sách cũng dự kiến hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng cho chi phí mua bao bì, nhãn mác, kiểm định chất lượng sản phẩm và khai thác Chỉ dẫn địa lý; hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm với kinh phí tối đa 8 triệu đồng/thiết kế và được hỗ trợ không quá 3 sản phẩm.

Phó Chi cục Trưởng Chi cục Kinh tế hợp tác và PTNT Nguyễn Giang Nam cho biết: Các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh đã được lấy ý kiến rộng rãi, nhận được sự đồng tình của các cấp, ngành và đại diện một số doanh nghiệp, HTX. Việc xây dựng chính sách hỗ trợ liên kết sẽ tiếp thêm động lực phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần hoàn thành mục tiêu Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.

DUY TUẤN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg, ngày 27.6.2019 về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

28/06/2019
"Đòn bẩy" giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số vươn lên

BHG - Một trong những động lực quan trọng giúp các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để phát triển sản xuất. Trong đó, Quyết định số 2085, ngày 31.10.2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT – XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 được xem như "đòn bẩy" giúp đồng bào vươn lên ổn định đời sống.

 

25/06/2019
Đồng Văn chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Mông

BHG - Đồng Văn là địa phương có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống, chiếm tới trên 87% tổng dân số. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã triển khai, vận dụng linh hoạt nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ của T.Ư, tỉnh đầu tư cho vùng đồng bào Mông, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo tồn văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần mang lại những đổi thay cho vùng đồng bào dân tộc Mông.

 

20/06/2019
Hỗ trợ trên 800 triệu đồng và trên 43 tấn gạo cho thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia

BHG - Theo Nghị định 116/NĐ-CP ngày 18.7.2016 của Chính phủ quy định về "Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn", trong năm học, mỗi học sinh thuộc đối tượng chính sách được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. Với sự quan tâm của tỉnh, sau khi kết thúc năm học 2018 – 2019...

20/06/2019