"Đòn bẩy" giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số vươn lên

14:54, 25/06/2019

BHG - Một trong những động lực quan trọng giúp các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để phát triển sản xuất. Trong đó, Quyết định số 2085, ngày 31.10.2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT – XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 được xem như “đòn bẩy” giúp đồng bào vươn lên ổn định đời sống.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vị Xuyên giải ngân nguồn vốn theo Quyết định 2085.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vị Xuyên giải ngân nguồn vốn theo Quyết định 2085.

Là tỉnh miền núi, biên giới với trên 87% đồng bào DTTS sinh sống; đến nay, toàn tỉnh còn 134 xã và 1.408 thôn đặc biệt khó khăn, chiếm 68% tổng số thôn, bản trong toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 31,17%, trong đó, DTTS chiếm 99,37% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Những con số trên phần nào cho thấy đời sống của các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ta còn rất nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng như năng lực, trình độ sản xuất của người dân còn hạn chế.

Thực hiện Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Dân tộc – Tôn giáo tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với mục tiêu: Tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn. Đối tượng thực hiện là hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã vùng III, thôn, bản đặc biệt khó khăn, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; thiếu đất ở, đất sản xuất theo mức bình quân của địa phương, thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán…

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, đã giúp các hộ nghèo DTTS thay đổi tư duy, tập quán canh tác, có đất, có vốn để sản xuất, từng bước vươn lên ổn định đời sống, góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo ở địa phương. Tính đến hết năm 2018, tổng dư nợ theo Quyết định 2085  trên địa bàn tỉnh là hơn 48 tỷ đồng, trên 1.200 hộ được vay vốn. 

Cách đây hơn 1 năm, thông qua Hội Nông dân xã, gia đình ông Hoàng Văn Nhuận, xã Bạch Ngọc (Vị Xuyên) được bình xét ưu tiên vay vốn theo Quyết định 2085. Với số vốn 50 triệu đồng, ông làm chuồng trại, trồng cỏ và mua 2 con trâu cái nuôi sinh sản. Ông Nhuận cho biết: “Với thời hạn vay tối đa 10 năm; lãi suất chỉ bằng 50% so với cho vay hộ nghèo thông thường nên gia đình rất yên tâm phát triển chăn nuôi. Trước đây, lo sợ rủi ro, không trả nợ được ngân hàng nên không chỉ gia đình tôi mà nhiều hộ nghèo cũng chưa mạnh dạn vay vốn làm ăn. Nay có chính sách ưu đãi, chúng tôi rất phấn khởi.

Cũng như ông Nhuận, sau khi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, gia đình ông Lù Xuân Minh, thôn Bản Qua 2, xã Tân Tiến (Hoàng Su Phì) đã đầu tư chuồng trại, phát triển chăn nuôi. Ban đầu, ông mua 2 con trâu nuôi vỗ béo, sau 3 – 5 tháng ông bán cho các thương lái sau đó tiếp tục mua trâu gầy về vỗ béo; một năm, lãi từ nuôi trâu cũng đem về cho gia đình vài chục triệu đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ năm 2016 đến hết 2018, toàn tỉnh giảm được 18.320 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43,65% xuống còn 31,17%; đời sống của người dân, đặc biệt các hộ nghèo DTTS được nâng lên đáng kể; cơ sở hạ tầng các xã, thôn đặc biệt khó khăn từng bước được đầu tư, nâng cấp; các hộ nghèo, hộ DTTS có điều kiện tốt hơn trong việc tiếp xúc với các dịch vụ xã hội cơ bản…

Bài, ảnh:  NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: 'Đến năm 2021 mới tăng tuổi nghỉ hưu là hơi muộn'

Ông Đinh Văn Nhã cho rằng một quốc gia sớm có chiến lược tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tránh được sự điều chỉnh gây sốc. Chiều 29/5, thảo luận tại tổ về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với đề xuất của Chính phủ về tăng tuổi nghỉ hưu. Ông Đinh Văn Nhã - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nói, việc tăng tuổi nghỉ hưu là chiến lược chung của nhiều quốc gia trên thế giới mà không phân biệt nước giàu hay nghèo. Và để thực hiện chiến lược này, các nước thường đề ra lộ trình tăng dần trong nhiều năm...

30/05/2019
Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông quốc gia 2019

Có một số trường hợp được miễn thi tất cả các bài thi trong kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để được xét công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2019, các thí sinh học chương trình giáo dục Trung học Phổ thông bắt buộc phải tham dự kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia do Bộ tổ chức và hoàn thành tất cả các môn thi theo quy định...

25/05/2019
Hỗ trợ trên 800 triệu đồng và trên 43 tấn gạo cho thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia

BHG - Theo Nghị định 116/NĐ-CP ngày 18.7.2016 của Chính phủ quy định về "Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn", trong năm học, mỗi học sinh thuộc đối tượng chính sách được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. Với sự quan tâm của tỉnh, sau khi kết thúc năm học 2018 – 2019...

20/06/2019
Đồng Văn chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Mông

BHG - Đồng Văn là địa phương có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống, chiếm tới trên 87% tổng dân số. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã triển khai, vận dụng linh hoạt nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ của T.Ư, tỉnh đầu tư cho vùng đồng bào Mông, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo tồn văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần mang lại những đổi thay cho vùng đồng bào dân tộc Mông.

 

20/06/2019