Căn bệnh “Trung bình chủ nghĩa” góc nhìn từ thực tiễn cơ sở lực lượng vũ trang tỉnh

09:34, 26/04/2023

BHG - “Trung bình chủ nghĩa” là căn bệnh mãn tính, nguy hại đến sự phát triển của mỗi tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, quần chúng. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Đảng ta chỉ rõ “trung bình chủ nghĩa” là một trong 27 biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị Quyết số 847-NQ/QUTW, Quân ủy Trung ương cũng chỉ rõ 10 biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong Quân đội, trong đó biểu hiện thứ Năm là trung bình chủ nghĩa: “ngại va chạm, dĩ hòa vi quý, “thấy đúng không bảo vệ”, “thấy sai không đấu tranh”; tinh thần tự phê bình và phê bình thấp, lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ và mục đích không trong sáng; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức”.

Đại tá Trần Đại Thắng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh trao Giấy khen cho các cá nhân có thành tích trong công tác phối hợp tuyên truyền năm 2022.
Đại tá Trần Đại Thắng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh trao Giấy khen cho các cá nhân có thành tích trong công tác phối hợp tuyên truyền năm 2022.

Ở Đảng bộ và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hà Giang, biểu hiện của “trung bình chủ nghĩa” rất đa dạng; một số biểu hiện lại được che đậy dưới nhiều lớp áo, vỏ bọc khác nhau nên khó nhận diện một cách đầy đủ, như: Có biểu hiện của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân viên “bình bình ở giữa”, sợ sóng gió hoặc “ba phải” không có chính kiến rõ ràng, gió chiều nào che chiều ấy, dần dần biểu hiện sa sút ý chí, không phấn đấu hết mình để hoàn thành tốt hơn công việc mình đảm nhiệm; ngại va chạm, dĩ hòa vi quý, tự phê bình và phê bình thấp, “im lặng là vàng”, “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”, “trong hội nghị im tiếng, ngoài hội nghị nhiều mồm” hoặc khi trà dư tửu hậu thì mới bàn tán, bình luận, nói bóng nói gió, đá thúng đụng nia... Một bộ phận khác, vì nhiều lý do mà chủ động xin thôi phục vụ Quân đội, trong khoảng thời gian chờ quyết định, biểu hiện “chợ chiều cuối khóa”, không làm việc, hoặc làm việc chiếu lệ, cầm chừng, ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm của người khác và kết quả chung của đơn vị.

Có biểu hiện của một số cán bộ, đảng viên khi đề ra quyết tâm phấn đấu nhưng không đạt được mục đích, do nhiều nguyên nhân, ví như năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, mức độ tích lũy chưa đủ tiêu chí để điều động, bổ nhiệm hoặc bình xét khen thưởng, thăng quân hàm, nâng lương... bắt đầu nảy sinh tư tưởng không còn gì để phấn đấu, phấn đấu thì cũng chỉ đến thế mà thôi. Lầm tưởng bản thân mình là người có tài đức mà không được tổ chức nhìn nhận, sau dần có những lời nói, hành động, phát ngôn thiếu tính xây dựng, ngại va chạm, ai nói gì cũng mặc kệ, không dám nghĩ, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm…

Có biểu hiện của tính “tự mãn” hay nói cách khác là bằng lòng với chính mình trong một số cán bộ trong cơ quan, đơn vị. Khi mới được phong, thăng quân hàm, nâng lương, mới được bầu vào cấp ủy, hay mới được bổ nhiệm chức vụ cao hơn vị trí hiện tại thì luôn tỏ ra hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc chung. Nhưng thời gian về sau, khi đã có kinh nghiệm trong công việc, hay có được một chút kết quả đáng kể, là bắt đầu hả hê tự mãn, không có tinh thần cầu tiến, không cố gắng học tập và rèn luyện, không tự giác khép mình vào khuôn khổ tổ chức, không tự kiểm soát bản thân sa vào hưởng lạc, luôn tự cho mình là nhất, coi thường tập thể, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ, ngộ nhận quyền lực, vi phạm kỷ luật…

Có biểu hiện tư tưởng cào bằng “không làm nhưng muốn hưởng” hoặc “làm ít nhưng muốn hưởng nhiều”, dẫn đến kén chọn vị trí, kén chọn công việc, chỉ thích làm việc dễ, nhàn hạ mang lại nhiều quyền lợi cho bản thân, lảng tránh việc khó, né tránh những nơi khó khăn, gian khổ. Thực tế cho thấy, trong LLVT tỉnh hiện nay, chỗ thừa thì vẫn thừa, chỗ thiếu thì vẫn cứ thiếu quân số so với biên chế, hoặc tình trạng có tên trong tổ chức biên chế của đơn vị, nhưng không thấy người… Một thực tế nữa là, rất khó tìm và sắp xếp được cán bộ, nhân viên về làm việc ở các cơ quan có tính chất công việc động, phức tạp, chịu nhiều áp lực hoặc ở những đơn vị vùng sâu, vùng xa, đường sá đi lại khó khăn lại không có chế độ đặc thù, những đơn vị làm nhiệm vụ nguy hiểm, sẵn sàng chiến đấu, như Ban CHQS huyện Hoàng Su Phì; Đại đội 19 công binh; Tiểu đoàn bộ binh 1, Trung đoàn 877…

Biểu hiện đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức. Ở đơn vị nọ, người đứng đầu, tỏ ra là dân chủ, trong cuộc họp, nêu vấn đề và bảo: “Các đồng chí cứ tranh luận thoải mái”, nhưng các thành viên đều biết rằng “đấu tranh thì tránh đâu” trước sau cũng sẽ bị định kiến, dẫn đến tình trạng “nhất ngồi lỳ, nhì đồng ý”. Ở Đảng bộ kia, đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên hàng ngày ăn cùng mâm, ở cùng nhà vì thiếu tinh thần đấu tranh với những hành vi sai trái, lệch chuẩn về đạo đức, lối sống của đồng chí, đồng đội mình. Dần dần, để đồng chí, đồng đội mình từ vi phạm khuyết điểm nhỏ tích tụ thành khuyết điểm lớn, ảnh hưởng đến uy tín đơn vị và địa phương.

Nguyên nhân của căn bệnh “trung bình chủ nghĩa” có rất nhiều, cả khách quan và chủ quan, song chủ yếu là: từ những ảnh hưởng tàn dư của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp theo kiểu cào bằng, xấu đều còn hơn tốt lỏi; của nếp nghĩ cũ, sợ rằng “sự thật mất lòng” nên không dám nói điều phải trái; từ trình độ, nhận thức không đồng đều trong tập thể, nhất là nhận thức về hệ thống các nguyên tắc, quy chế, cơ chế, nhất là nhận thức không đầy đủ về nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội theo Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị; từ tính chất nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; từ tác động của cơ chế thị trường, so sánh trong môi trường Quân đội và ngoài Quân đội; tính toán thiệt hơn, cống hiến với hưởng thụ... từ vận hành vào thực tiễn, việc tuân thủ hay không tuân thủ, tuân thủ đến mức độ nào hệ thống các nguyên tắc về xây dựng Đảng, quy chế lãnh đạo, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của Quân đội, địa phương, đơn vị; từ mức độ trong lành của môi trường văn hóa, bầu không khí dân chủ trong cơ quan, đơn vị; từ vai trò nêu gương của người đứng đầu, cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên…

Để phòng, chống có hiệu quả, tiến tới loại bỏ “trung bình chủ nghĩa”, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ và LLVT tỉnh, thiết nghĩ cần phải tiến hành một cách ráo riết, quyết liệt, đồng bộ hệ thống các giải pháp, các nhóm giải pháp: về giáo dục chính trị tư tưởng; về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; về công tác tổ chức cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp; về cơ chế chính sách; về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật; thi đua, khen thưởng… Trong đó cần làm cho mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ thấu triệt và tự xác định tốt tư tưởng, động cơ, động lực phấn đấu của mình; nuôi dưỡng khát vọng hoàn thiện bản thân, khát vọng cống hiến…

Đại tá Trần Đại Thắng  (Chính ủy Bộ CHQS tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại với đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ Công an tỉnh
BHG-Ngày 30.3, Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh đã tổ chức gặp mặt, đối thoại với đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ lực lượng Công an tỉnh. Dự chương trình có Đại tá Phan Huy Ngọc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Công an tỉnh và đại diện cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị thuộc Công an tỉnh.
31/03/2023
Sơ kết Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại Khu Kinh tế – Quốc phòng"
BHG - Sáng 30.3, tại huyện Xín Mần, Đoàn Kinh tế - quốc phòng (KT-QP) 313 tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) đến công tác tại Khu KT-QP huyện Vị Xuyên và Xín Mần" đợt 1, giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Dự án 174). Đại tá Đặng Văn Hòa, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu II, Phó trưởng Ban quản lý dự án (QLDA) 174 Quân khu dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đại biểu Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) và cán bộ phòng chức năng cơ quan Quân khu; Tỉnh đoàn Hà Giang; cấp ủy, chính quyền các xã trong vùng dự án.
30/03/2023
Khảo sát việc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
BHG - Chiều 29.3, đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang, Trưởng đoàn khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh đã có buổi làm việc với 3 lực lượng: Công an, Quân sự, Biên phòng tỉnh và UBND huyện Vị Xuyên, thành phố Hà Giang. Tham dự có các đồng chí: Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; các đồng chí đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hà Giang.
29/03/2023
Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi
BHG - Trong 2 ngày 24 và 25.4,  Bộ CHQS tỉnh tổ chức Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi năm 2023.
25/04/2023