Những câu chuyện của Bác Hồ về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư (tiếp theo kỳ trước)

21:26, 01/11/2018

BHG - Có một lần vào phòng Bác, buổi trưa Bác không nghỉ mà cặm cụi khâu từng chiếc cúc áo, thương Bác quá nên chúng ta mới đề nghị Bác thay áo mới. Bác trả lời - Bác mặc được cứ để Bác mặc, bây giờ cháu nào khéo tay nhất lại đây cho Bác nhờ một việc. Mọi người nghe Bác nói như vậy nên đến quây quần bên Bác – rồi Bác nói – Cháu hãy lộn cho Bác cái cổ áo Bác đang mặc vì vải nó đã sờn nên cổ áo cũng không còn ngay ngắn. Thời bao cấp khó khăn, mấy năm mới được cấp một mảnh vải may áo, vì vậy lãnh tụ với người dân mặc áo vá cũng là chuyện bình thường. Như Bác có một câu nói rất cảm động, đó là Chủ tịch nước mà biết mặc áo vá là có phước cho dân đấy. Chúng ta thấy hình ảnh Bác quần nâu, áo vải đến với nông dân ngoài đồng ruộng, đến với công nhân trong xưởng máy, đến với các cháu học sinh, sinh viên và trò chuyện với các trí thức lớn, chính khách quốc tế Bác cũng mặc quần áo kaki giản dị, đây trở thành biểu tượng của sự tiết kiệm của Bác Hồ.

 

Liêm chính của Bác cho chúng ta thấy cảm động nhất, bởi Bác hy sinh tất cả cho dân, cho nước không một chút riêng tư. Bốn đức cần, kiệm, liêm, chính là điều kiện để thực hiện cho được “chí công vô tư”. Tức là quên mình đi vì người khác, toàn tâm, toàn ý vì dân. Bác dạy chúng ta một điều về công tác cán bộ, ngay cả những người mình không ưa, nhưng họ là những người cương trực, tài giỏi, vì dân vì nước thì vẫn phải tin dùng. Và có “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mới có sức mạnh đẩy lùi nạn quan liêu, tham nhũng. Mà để có đức tính đó, Bác dạy chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ những thói xấu của mình. Chính vì vậy, Bác chống chủ nghĩa cá nhân sẽ có không ít sự đau đớn trong lòng mà được Bác ví như bài thơ Giã gạo, trong tập thơ Nhật ký trong tù: Gạo đem vào giã bao đau đớn; gạo giã xong rồi trắng tựa bông; sống ở trên đời người cũng vậy; gian nan rèn luyện ắt thành công. Đây là tổng kết cả cuộc đời của Bác để lại cho thế hệ chúng ta.

Hiện nay chúng ta đã vận dụng đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” như thế nào trong công việc cũng như cuộc sống. Theo Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, bốn đức tính này của Bác chúng ta phải thường xuyên rèn luyện, thường xuyên ôn lại, nhớ lại những câu chuyện giản dị của Bác, như vậy chúng ta mới có động lực tinh thần để theo đuổi. Khi chúng ta lãng phí hãy nghĩ về Bác, hãy học cách tiết kiệm từ những việc nhỏ nhất như, tại sao Bác lại viết trên 2 mặt giấy. Có lần Bác trách Bộ Nông nghiệp là các chú dùng nhiều giấy quá, hãy tiết kiệm để dành giấy cho các cháu học sinh. Nhìn lên bàn làm việc của lãnh tụ, Bác tận dụng từng cái ống bơ để đựng bút hàng ngày. Ngày sinh nhật Bác trong kháng chiến, chúng ta mang hoa rừng đến tặng Bác, Bác vui cười, cảm ơn và dặn lần sau các chú đến thăm Bác thì cho Bác mấy quả bí. Vì nhà Bác nhiều hoa lắm rồi, Bác mở cửa sổ đằng sau là cả núi rừng hoa… Những điều giản dị như vậy phải luôn tái hiện trong chúng ta để có động lực cố gắng, rèn luyện tốt hơn. Tuy nhiên, cuộc sống hiện nay đã có nhiều thay đổi, hoàn cảnh lịch sử đã khác thì chúng ta cũng thỏa mãn nhiều hơn trước những nhu cầu vật chất chính đáng của mình. Nhưng tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính” của Bác thì không bao giờ cũ. Để thực hiện được, mấu chốt là đảng viên phải làm gương trước, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiêu dùng hợp lý hằng ngày, minh bạch thông tin, không có gì khuất tất, được như vậy chúng ta sẽ dần là hiện thân đạo đức của Bác Hồ.

Những lời nói của Bác về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành “cần, kiệm, liêm, chính” vẫn mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Trong kháng chiến cũng như xây dựng đất nước, có nhiều tấm gương tiêu biểu về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Họ là những người luôn gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018

BHG - Ngày 29.8, Cụm thi đua số 1, Công đoàn viên chức tỉnh đã tổ chức Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018 tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ. Tới dự có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.

30/08/2018
Vai trò của con người trong sự nghiệp cách mạng và phát triển xã hội

BHG - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ, trong cuộc hành trình 30 năm tìm chân lý cho cách mạng Việt Nam, Bác đã đi qua hơn 40 nước trên thế giới, chính vì vậy Bác đã tích lũy cho mình một vốn sống và kinh nghiệm vô cùng phong phú. Trong tất cả những kinh nghiệm và tri thức ấy, Hồ Chí Minh nổi bật là tri thức về vai trò của con người. Bác đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng thấm thía về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng.

30/06/2018
Những câu chuyện cảm động về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ (tiếp theo kỳ trước)

BHG - Có một điều đặc biệt, đó là cuộc hành trình bôn ba của Bác sau 10 năm lại có bước ngoặt (1911 – 1920). Bác từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản. Bác sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920, Bác ủng hộ Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) là quốc tế duy nhất trên thế giới ủng hộ giải phóng các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

29/08/2018
"Dĩ bất biến, ứng vạn biến"

BHG - Phong cách là điểm đặc sắc, độc đáo của con người; Bác Hồ một người có nhân cách lớn và trí tuệ uyên sâu. Trong phong cách tư duy của Bác nổi bật là phẩm chất hài hòa, uyển chuyển, linh hoạt, những điều này được Bác đúc kết lại một câu "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".

24/05/2018