Thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong

07:58, 04/04/2018

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, hôm nay (4/4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 3 từ ngày 4 – 5/4, tại Siêm Riệp, Campuchia.

Hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, sinh kế, giảm thiểu các hạn chế tiêu cực và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - thương mại của các quốc gia thành viên.

 

thu tuong nguyen xuan phuc du hoi nghi cap cao uy hoi song mekong hinh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen

 

Sông Mekong dài khoảng 4.800km chảy qua 6 nước là Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Cùng với nguồn tài nguyên phong phú, 65 triệu dân tiểu vùng Mekong đã và đang đóng góp thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước trong khu vực.

Được thành lập từ 1956 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Ủy ban sông Mekong quốc tế có nhiệm vụ điều phối tài trợ và quản lý tài nguyên trong lưu vực. Năm 1995, bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác Mekong 1995 và thành lập Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC). Hiệp định này là cơ sở pháp lý duy nhất trong vùng nhằm quản lý và phát triển lưu vực sông Mekong. Hiện nay, Ủy hội đang triển khai Kế hoạch Chiến lược chu kỳ 5 (2016-2020) gồm 7 kết quả chính và hơn 190 hoạt động với tổng kinh phí ước tính khoảng 60 triệu USD.

Từ năm 2010, Ủy hội sông Mekong đã quyết định tổ chức Hội nghị Cấp cao 4 năm một lần. Sau hơn 20 năm thành lập, Ủy hội sông Mekong đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy hợp tác lưu vực như xây dựng các quy chế sử dụng nước, quản lý môi trường, nghề cá, liên kết giao thông thủy, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực.

Tuy nhiên, lưu vực sông Mekong hiện đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn liên quan đến vấn đề nguồn nước như tình trạng ngập mặn và những tác động khác của biến đổi khí hậu. Hiện sông Mekong là một trong 5 lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suy giảm nhiều nhất do hạn hán, tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính.

Đối với Việt Nam, sông Mekong có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hai vùng kinh tế trọng điểm là Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, đóng góp gần 60% tổng lượng dòng chảy hàng năm của Việt Nam và chiếm khoảng 23% tổng dân số nước ta. Việt Nam luôn tích cực tham gia hợp tác tại các tổ chức khu vực, quốc tế về nguồn nước cũng như tăng cường hợp tác Mekong với các đối tác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á…

Ngay từ năm 2014, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đăng cai Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mekong với chủ đề “An ninh nước, năng lượng, lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu của Lưu vực sông Mekong”.

Năm 2015, tại Hà Nội, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động trong khuôn khổ hoạt động của Ủy hội, nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước trong các cơ chế hợp tác khu vực liên quan.

Trong khuôn khổ hợp tác Mekong - Lan Thương, Việt Nam chủ động đưa nội dung hợp tác về nguồn nước thành một trong những lĩnh vực ưu tiên tại cơ chế hợp tác này; tích cực thúc đẩy hoạt động của Nhóm công tác nguồn nước và việc thành lập Trung tâm Hợp tác Tài nguyên nước Mekong -Lan Thương. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan nước ta đã và đang tham gia tích cực với Nhóm công tác về nguồn nước để trao đổi, đối thoại với Trung Quốc về hợp tác phát triển bền vững sông Mekong -Lan Thương.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong, Việt Nam đã phối hợp với các nước thành viên thúc đẩy để lần đầu tiên Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mekong ra được Tuyên bố về quá trình Tham vấn trước đối với dự án thủy điện Pắc Beng (Lào).

Trong bối cảnh Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mekong quốc tế năm 2018, việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 3 khẳng định sự quan tâm và cam kết của Việt Nam đối với sự hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong, trên tinh thần Hiệp định Mekong 1995. Điều này cũng góp phần tăng cường vai trò của Ủy hội cũng như sự đoàn kết, hợp tác giữa các nước thành viên.

Theo VOV


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các kết quả nổi bật của năm Apec 2017: Những việc cần triển khai tiếp theo

Việt Nam sẽ tiếp tục gánh vác trọng trách của chủ nhà APEC 2017 trong những năm tiếp theo. Trước mắt, Việt Nam ta sẽ cùng Papua New Guinea thúc đẩy tiếp các sáng kiến của năm nay, tham gia hoạch định các chính sách dài hạn của APEC, đặc biệt là tham gia Nhóm Tầm nhìn APEC để đóng góp định hình hướng đi của APEC đến năm 2030, qua đó thể hiện vai trò chủ động, tích cực đóng góp cho các quan tâm chung của khu vực và quốc tế.

31/01/2018
Các kết quả nổi bật của năm Apec 2017: Nguyên nhân thành công

Trong tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, song nhu cầu duy trì đà tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực và hợp tác APEC vẫn là mẫu số chung, Việt Nam đã đánh giá đúng nhu cầu này, khéo léo thúc đẩy tìm tiếng nói chung.

29/01/2018
Tập huấn hội nhập quốc tế về kinh tế năm 2017

BHG - Ngày 28.11, Sở Công thương phối hợp với Trung tâm tư vấn đào tạo Công nghiệp và Thương mại, thuộc Bộ Công thương mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2017. Tham dự có: đại diện Bộ Công thương; lãnh đạo Sở Công thương; cán bộ, công chức viên chức của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

28/11/2017
Phát triển kinh tế trong mối liên kết vùng

BHG- Xác định phát triển trên quan điểm "Một trục - hai hướng", kết nối Đông Bắc và Tây Bắc, kết nối một trục giữa các tỉnh Hà Giang -  Tuyên Quang - Vĩnh Phúc với thị trường châu Văn Sơn (Trung Quốc), thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết, đề án về phát triển các lĩnh vực có lợi thế liên kết vùng; từng bước đưa Hà Giang tự tin trên con đường hội nhập. Hà Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển so với các tỉnh trong khu vực. 

25/01/2018