Cộng đồng ASEAN và sự tham gia của Việt Nam

06:58, 26/07/2017

2. Tác động của Cộng đồng ASEAN đối với Việt Nam:

Sự hình thành Cộng đồng ASEAN và việc triển khai tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 tại ra cả cơ hội và thách thức đan xen đối với Việt Nam. Nhìn chung, các cơ hội về cơ bản là những lợi ích có được trong quá trình tham gia hợp tác ASEAN trong hơn 20 năm qua, nhưng sẽ lớn hơn và cụ thể hơn; các thách thức cũng sẽ nhiều hơn và trực tiếp hơn.

a. Đối với Quốc gia:

- Về tổng thể, tham gia tiến trình liên kết ASEAN sâu rộng hơn sẽ tiếp tục mang lại cho ta những lợi ích quan trọng và thiết thực, hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại mà Đại hội Đảng XII đề ra. Tuy nhiên, hội nhập khu vực sâu rộng hơn cũng đòi hỏi ta phải có chủ trương và biện pháp phù hợp hơn, sự chuẩn bị nội bộ tốt hơn, nhất là về nguồn lực và điều chỉnh luật lệ trong nước.

- Về chính trị – an ninh, ta tiếp tục có những điều kiện thuận lợi hơn để góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định khu vực, nâng cao khả năng xử lý những thách thức an ninh phi truyền thống; hỗ trợ đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta ở Biển Đông. Mặt khác, ta sẽ gặp khó hơn khi thỏa thuận hoặc triển khai một số biện pháp nhạy cảm và có mức liên kết sâu hơn, nhất là về dân chủ – nhân quyền và chính sách quốc phòng. Ta cũng phải xử lý nhiều vấn đề phức tạp hơn liên quan đến an ninh xã hội như tội phạm qua biên giới, lao động nhập cư...

- Về kinh tế, ta có thị trường lớn cho xuất khẩu sang ASEAN (với gần 630 triệu dân và tổng DGP 2.400 tỉ USD (2015) và cơ hội tiếp cận thị trường thuận lợi hơn đến các nước đối tác của ASEAN; gia tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư và kinh doanh từ bên ngoài, đồng thời thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra các nước. Tuy nhiên, ta sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt hơn trong quá trình thỏa thuận và thực thi cam kết và liên kết kinh tế sâu rộng hơn, do năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn hạn chế.

- Về văn hóa – xã hội, ta có điều kiện nâng cao năng lực thông qua cơ hội tiếp nhận được thông tin,  khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại và nguồn lực, đào tạo và nâng cao năng lực của cán bộ, tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật lệ và thủ tục trong nước cho phù hợp hơn với yêu cầu hội nhận quốc tế. Khó khăn chính là các hoạt động trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, thiếu sự gắn kết, đôi khi vẫn tồn tại sự chống chéo trong triển khai các dòng hành động mang tính liên lĩnh vực/liên ngành, trong khi nguồn lực tham gia của ta có hạn, hoặc chưa đầu tư nguồn lực thích đáng cho việc tham gia hợp tác ASEAN.

- Về đối ngoại, ta có điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng và tăng cường quan hệ song phương với các đối tác của ASEAN, nhất là các nước lớn, cũng như tham gia sâu rộng hơn vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế hay liên khu vực rộng lớn hơn; qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm đoàn kết, thống nhất và vai trò quan trung tâm của ASEAN trước tác động của các nước lớn đối với ASEAN.

b. Đối với doanh nghiệp: Sẽ có các cơ hội chính như: (i) có môi trường kinh doanh rộng lớn hơn và thuận lợi hơn; (ii) có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn hơn; (iii) có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tăng quy mô, năng suất và giảm chi phí sản xuất; (iv) thuận lợi hơn khi đầu tư ra các nước khác.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt, thậm chí ngay tại thị trường Việt Nam; một số doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh thấp sẽ khó có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng có giá trị cao và lợi nhuận tốt.

c. Đối với người dân: Được thụ hưởng những lợi ích thiết thực như: (i) được sống trong môi trường hòa bình, an ninh, an toàn, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau: (ii) có nhiều lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ với giá cả thấp và chất lượng cao hơn; (iii) có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm có tay nghề tại các nước ASEAN khác (đến nay, ASEAN đã ký Hiệp định về di chuyển thể nhân và 8 thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong 08 ngành nghề; kế toán, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sỹ, điều dưỡng, vận chuyển và du lịch); (iv) đi lại thuận tiện hơn trong các nước ASEAN (miễn thị thực 15-30 ngày); (v) được thụ hưởng nhất định từ sự cải thiện của mạng an ninh xã hội.

Tuy nhiên, người dân cũng gặp một vài thách thức, nhất là phải cạnh tranh về tìm kiếm việc làm có tay nghề (hiện các nước đã thông qua khung tham chiếu trình độ ASEAN 2016-2018), Quy tắc hướng dẫn của ASEAN về bảo đảm chất lượng và chứng nhận trình độ), ngay cả tại Việt Nam.

3. Định hướng Việt Nam tham gia ASEAN trong thời gian tới:

- ASEAN (cả hợp tác đa phương và quan hệ song phương) có ý nghĩa chiến lược vì nó liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước ta; là địa bàn phù hợp với thế và lực của Việt Nam, là nhân tố quan trọng để Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập Quốc tế. (ASEAN là một trụ cột và là một ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam).

- Ta có lợi ích cơ bản trong việc xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, đoàn kết, thống nhất và có vai trò quan trọng ở khu vực. Do vậy, ta sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp để làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, thực chất với các nước ASEAN cả về đa phương và song phương.

- Mục tiêu bao trùm của ta tham gia ASEAN là góp phần tạo dựng môi trường khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thuận lợi hơn nữa để hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo thuận lợi cho triển khai chủ trương hội nhập quốc tế và đẩy mạnh quan hệ với các đối tác bên ngoài, nhất là với các nước lớn.

- Ta tiếp tục tham gia ASEAN với phương châm “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, nhưng cần phát huy vai trò lớn hơn, đóng vai trò nòng cốt, đi đầu trong những vấn đề mà ta có lợi ích trực tiếp và có thế mạnh, đề xuất nhiều sáng kiến và dự án khả thi; kiên trì các vấn đề nguyên tắc nhưng cần linh hoạt về biện pháp và cách thức tiến hành để đảm bảo đồng thuận ASEAN.

- Ta cần có sự chuẩn bị tốt hơn về mặt nội bộ, nhất là nâng cao nhận thức về ASEAN cũng như tầm quan trọng của việc Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN để có sự quan tâm và đầu tư nguồn lực thích đáng; chủ động đề xuất các sáng kiến, dự án có giá trị và khả thi; tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành tham gia hợp tác ASEAN; thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định trong nước để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết của ASEAN.

BTV (Theo tài liệu của Vụ Asean BNG)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuất khẩu lao động sang ASEAN - cơ hội và thách thức

BHG - Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã hình thành, bên cạnh những cơ hội có được, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách. Đặc biệt là thị trường lao động, nền tảng cơ bản của mọi sự phát triển và tăng trưởng. Trong những năm qua, tỉnh ta đã thực hiện việc xuất khẩu lao động (XKLĐ), để có thể tiếp tục đưa lao động vào các nước ASEAN, người lao động cần nâng cao năng lực nhiều mặt.

24/06/2017
Nông dân Hà Giang thời kỳ hội nhập ASEAN

BHG- Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập, tự do hóa thương mại đã, đang và sẽ tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực của Việt Nam, trong đó có khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 

22/11/2016
Quá trình hình thành và phát triển ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây Đaruxalam, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. 

21/07/2017
Cộng đồng Kinh tế ASEAN và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN (8/8/1967-8/8/2017), sáng 19/7, Bộ Ngoại giao tổ chức chuỗi sự kiện Tọa đàm "50 năm ASEAN: Cộng đồng kinh tế ASEAN và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam."

20/07/2017