“Làn gió tươi mới” trong đời sống tinh thần của đồng bào vùng cao - Kỳ I: Hệ lụy từ những hủ tục

10:29, 28/09/2022

BHG - Với điều kiện đặc thù là tỉnh miền núi, biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn, do đó, trên địa bàn Hà Giang còn tồn tại nhiều hủ tục kìm hãm sự phát triển KT-XH. Trước thực tế đó, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU, ngày 10/5/2021 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh”.

Tác giả trò chuyện với chị Sùng Thị Chở, xã Lao Chải (Vị Xuyên) về các phong tục của người Mông.
Tác giả trò chuyện với chị Sùng Thị Chở, xã Lao Chải (Vị Xuyên) về các phong tục của người Mông.

Là tỉnh có đông đồng bào các dân tộc sinh sống, do đó trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều hủ tục, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Những tập tục lạc hậu này để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm suy giảm giống nòi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực của địa phương.

Kìm hãm sự phát triển của phụ nữ

Làm việc ở vùng cao lâu năm, không ít lần tôi bắt gặp hình ảnh những bà mẹ trẻ em, những thiếu nữ chỉ mới 15, 16 tuổi địu con trên lưng đi làm nương, rẫy. Ở cái tuổi mà trẻ em vùng xuôi đang đến trường, học hỏi những kiến thức để bước vào đời, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, thì trẻ em gái ở vùng cao lại đang địu con trên lưng, thân hình còi cọc, gầy yếu do thiếu dinh dưỡng, do phải làm mẹ quá sớm. Thực trạng này kéo dài đến tận ngày nay và là vấn đề nhức nhối mà chính quyền địa phương cần phải giải quyết.

Đến xã Lao Chải, một xã biên giới của huyện Vị Xuyên, được biết chuyện con cô – con cậu, con chú – con bác lấy nhau là chuyện không hiếm. Anh Mương Văn Lạc, Chủ tịch UBND xã Lao Chải, chia sẻ: “Toàn xã có gần 100% là đồng bào dân tộc Mông, theo quan niệm của người Mông xưa, cùng dòng họ lấy nhau để thừa kế tài sản, giữ của cải không bị chia sẻ cho người ở dòng họ khác và là anh em thì sẽ thương nhau hơn người ngoài. Mặc dù xã đã tuyên truyền nhiều theo các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, huyện song do bà con sống ở vùng sâu, vùng xa còn bị ảnh hưởng nhiều bởi truyền thống của dân tộc, dòng họ, việc chuyển biến phải mất rất nhiều thời gian. Thậm chí ngay cả cán bộ xã là người địa phương vẫn còn giữ những phong tục đó”.

Nhắc đến hệ lụy của các hủ tục, Trung Tá Nguyễn Văn Giang, từng làm Trạm Trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng Lao Chải, thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy kể cho tôi nghe câu chuyện ấn tượng trong cuộc đời làm lính ở vùng biên của anh. Đó là câu chuyện về gia đình ông Lù Văn Minh, nguyên là kế toán UBND xã Lao Chải, cách đây 9 năm, cô con dâu thứ 2 của nhà ông là chị Sùng Thị Chở chuyển dạ sinh con, do khó sinh nên tình trạng của 2 mẹ con rất nguy kịch. Tuy nhiên lúc đó, theo phong tục của người Mông, phụ nữ sinh con không được phép ra khỏi nhà. Nhận được tin báo từ nhân dân về việc chị Chở đang khó sinh cần được giúp đỡ, ngay trong đêm, chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng và cán bộ y tế xã đã vượt rừng đi đến nhà chị để vận động gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nhưng do giữ gìn phong tục mà gia đình nhất quyết không cho chị đi, phải mất rất nhiều thời gian và công sức, đoàn công tác mới vận động được gia đình đưa chị đi bệnh viện. Rất may chị đã tới được bệnh viện kịp thời và sinh con an toàn. Trở lại thôn gặp chị sau 10 năm, chị Chở vẫn còn nhớ về kỷ niệm khi sinh đứa con trai út của mình. Chị nói đến bây giờ ở vùng của chị vẫn còn những phụ nữ ở nhà sinh con, không ra trạm y tế, cũng không đi bệnh viện. Đây là thực trạng đáng buồn khi một bộ phận phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa không được chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiếp cận các dịch vụ y tế…

Gánh nặng lên hệ thống an sinh xã hội

Theo thống kê, giai đoạn 2015-2019, toàn tỉnh có trên 2.300 cặp tảo hôn và 67 cặp kết hôn cận huyết thống. Năm 2021, số cặp tảo hôn là 323 và 7 cặp kết hôn cận huyết thống. Trong đó, chiếm nhiều nhất là ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê, Vị Xuyên. Theo các già làng, nguyên nhân là do phong tục của đồng bào, cứ mỗi độ Xuân về bà con vùng cao đi chơi xuân, đây là dịp để các chàng trai, cô gái tìm hiểu nhau, cũng là lúc tục kéo vợ diễn ra. Sau dịp Tết, rất nhiều địa phương phải giải quyết các trường hợp tảo hôn, là các thiếu niên 14-15 tuổi lấy nhau. Hệ lụy của nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống đã đè gánh nặng nên hệ thống an sinh xã hội của tỉnh. Theo thống kê của Sở LĐ - TBXH, trong năm 2021 đã trợ cấp thường xuyên cho trên 3.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, gồm: 856 trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng; 583 trẻ khuyết tật đặc biệt nặng; 1.598 trẻ khuyết tật nặng; 4 trẻ HIV thuộc hộ nghèo. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao là 32,8%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng là 18%.

Chị Nguyễn Thị Hà, Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, cho biết: “Trong giai đoạn 2015 đến nay, Quỹ đã đưa 118 trẻ đi phẫu thuật tim và 133 trẻ đi phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch, thửa món, sẹo bỏng… Phần lớn các trẻ bị dị tật bẩm sinh đều đến từ các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS, bố mẹ của các cháu đều rất trẻ, có cặp vợ chồng mới 19 tuổi mà đã có đến vài đứa con. Kinh phí hỗ trợ ăn, ngủ, nghỉ cho trẻ đi phẫu thuật là từ nguồn ngân sách Nhà nước; còn tiền phẫu thuật cho trẻ phải vận động từ các chương trình, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đóng góp. Trong khi việc vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất khó. Trung bình hàng năm kinh phí đưa trẻ đi phẫu thuật tốn khoảng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng”. Theo chị Hà, qua quá trình công tác, tiếp xúc với bà con ở các thôn, bản thì nguyên nhân phần lớn các trẻ bị dị tật bẩm sinh là do bố mẹ các cháu kết hôn cận huyết thống, tình trạng này đã kéo dài từ nhiều thế hệ dẫn đến suy giảm nòi giống, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh, những câu chuyện buồn như trên đều do ảnh hưởng của các tập quán lâu đời trong đồng bào. Trước những thực trạng đáng báo động này, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để xóa bỏ các hủ tục, tạo đà cho sự phát triển KT-XH tại địa phương.

Bài, ảnh:  LÊ HẢI

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng nếp sống văn minh trên vùng cực Bắc - Kỳ cuối: Cả hệ thống chính trị vào cuộc
BHG - Trước khi có Chỉ thị 09 và Nghị quyết 27, thì tác hại, hệ lụy mà các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh khá lớn, nó không chỉ gây lãng phí, tốn kém tiền bạc của nhân dân mà còn mang đến một bầu không khí ảm đạm tại mỗi làng quê, thôn, xóm; mỗi dòng họ, đến với từng gia đình; nó như một vòng luẩn quẩn không lối thoát từ năm này qua năm khác với những hủ tục như cúng bái, tế bái, cỗ bàn, rượu, thịt và… say!
27/09/2022
Giữ “ngọn lửa” cách mạng, niềm tin theo Đảng và Bác Hồ

BHG - Đảng bộ tỉnh Hà Giang ra đời tháng 12.1945, đó cũng là lúc vai trò và vị thế của người phụ nữ được khơi dậy mạnh mẽ, phụ nữ các dân tộc tích cực tham gia đóng góp cho thành công của cách mạng và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 77 năm kể từ khi Đảng bộ tỉnh Hà Giang ra đời, có biết bao tấm gương phụ nữ vượt khó, một lòng theo Đảng. Thời gian có thể mài dũa con người theo quy luật, nhưng thực sự đáng khâm phục khi chúng tôi có dịp được tìm hiểu về những tấm gương nữ đảng viên dù tuổi đã cao, được miễn sinh hoạt, nhưng vẫn luôn giữ trong tim “ngọn lửa” cách mạng và niềm tin theo Đảng và Bác Hồ.

27/09/2022
Xây dựng nếp sống văn minh trên vùng cực Bắc - Kỳ I: Hủ tục dẫn đến đói, nghèo
BHG - Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới, có nền văn hóa vùng, miền phong phú, đa dạng; là nơi cư trú của 19 dân tộc anh em. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, KT-XH, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn bám rễ, là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
26/09/2022
Gìn giữ cái “gốc” của người cách mạng - Kỳ cuối: Tu dưỡng đạo đức suốt đời để Đảng mạnh, dân tin
BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải trải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Và chính tấm gương tu dưỡng, rèn luyện suốt đời của Người là bài học mẫu mực, sáng ngời để mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV) trong toàn Đảng bộ tỉnh không ngừng nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng để “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
26/09/2022