Hơn 200 hộ dân tại 5 thôn, bản của xã Tân Nam "ngóng" điện về

07:37, 31/03/2016

BHG- Tân Nam là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Quang Bình với tỷ lệ hộ nghèo lên đến hơn 60% (theo tiêu chuẩn mới năm 2016). Hiện nay, xã vẫn còn 5/12 thôn, bản chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia. Nhiều năm qua, hơn 200 hộ dân tại các thôn Tân Bình, Minh Hạ, Nậm Qua, Lùng Chún, Nặm Ngoa vẫn luôn sống trong cảnh “ngóng” điện từng ngày.

Sử dụng máy điện nước chỉ thắp sáng được 1 – 2 bóng đèn tip. Trong ảnh: Một buổi họp Chi bộ thôn dưới ánh đèn típ tại nhà anh Xiêm Lào Lở (người ngoài cùng bên phải), trưởng thôn Nặm Ngoa (xã Tân Nam).
Sử dụng máy điện nước chỉ thắp sáng được 1 – 2 bóng đèn tip. Trong ảnh: Một buổi họp Chi bộ thôn dưới ánh đèn típ tại nhà anh Xiêm Lào Lở (người ngoài cùng bên phải), trưởng thôn Nặm Ngoa (xã Tân Nam).

Chúng tôi đến xã Tân Nam. Từ trung tâm xã, phải mất hơn một giờ đồng hồ “cưỡi” xe máy mới đến được thôn Nặm Ngoa; chú Xiêm Giào Châu, một người già uy tín trong thôn, chia sẻ: “Ngoài đường chính đó nếu muốn vào thôn, cũng có thể đi bằng đường thủy, từ Km12 (đường Quang Bình – Xín Mần), qua hồ Thủy điện sông Chừng, đi bộ thêm bốn cây số nữa thì đến trung tâm thôn. Bởi vậy, cần trao đổi hàng hóa, người dân trong thôn mới đi ra chợ phiên xã (thứ 5 hàng tuần). Lương thực, thực phẩm ở đây chủ yếu là tự túc, tự cấp. Mùa mưa (tầm từ tháng 6 – tháng 8) nước suối, nước sông dâng cao, người dân trong thôn bị cô lập, tách biệt với bên ngoài, muốn liên lạc cũng chỉ có sóng điện thoại chập chờn. Đời sống của người dân Nặm Ngoa còn khó khăn, thiếu thốn nhiều lắm !”.

Khó lại càng thêm khó, nhiều năm nay, không chỉ giao thông vất vả, người dân thôn Nặm Ngoa đều chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia, đều thiếu thốn nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất. Trưởng thôn Nặm Ngoa, anh Xiêm Lào Lở, cho hay: Thôn Nặm Ngoa được tách ra từ thôn Lùng Chún cách đây 18 năm. Toàn thôn có 66 hộ với 339 khẩu, dân tộc Dao, sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Với 217 ha đất tự nhiên (trong đó có 60 ha đất nông nghiệp, 70 ha đất lâm nghiệp và một số loại đất khác), ngoài trồng lúa, ngô, chè, trồng cỏ chăn nuôi chăn nuôi trâu, lợn; người dân Nặm Ngoa còn trồng rừng kinh tế (gần 70 ha rừng quế, bồ đề) và trồng thảo quả dưới tán rừng già (hơn 10 ha). Do thiếu điện, thiếu nước sạch nên dù muốn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống rất khó khăn. Đến nay, thu nhập bình quân của người dân thôn Ngoa được 11 triệu đồng/người/năm; toàn thôn có quá nửa là hộ nghèo (chiếm 65% dân cư). Không có điện lưới Quốc gia nên nhiều gia đình có điều kiện đã tự kéo điện bằng cách dùng máy điện nước về lắp đặt ở các đoạn dốc suối để có điện sử dụng. Nhưng nguồn điện rất yếu, chỉ đủ để thắp sáng 1 – 2 bóng đèn tiết kiệm điện, còn các thiết bị điện khác hầu như không sử dụng được. Vào mùa khô, nước suối cạn, loại máy này cũng không hoạt động được. Để sản xuất (sử dụng máy tuốt lúa, máy sao chè các loại) nhiều hộ dân như gia đình anh Triệu Tạ Chòi, Triệu Chàn Ton, Triệu Tạ Kinh,... chỉ còn cách dùng máy nổ chạy bằng xăng, dầu, rất tốn kém. Tội nhất là các cháu nhỏ phải học bài dưới ánh đèn típ leo lét khi thời tiết nóng nực. Mặc dù, người dân đã nhiều lần đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét và kiến nghị trong những buổi tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể.

Trao đổi với phóng viên, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Nam, Lèng Ngọc Giang cho biết: Toàn xã hiện có 5/12 thôn, bản (chiếm 60% dân số) bao gồm các thôn Tân Bình, Minh Hạ, Nậm Qua, Lùng Chún, Nặm Ngoa hiện chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc 245 hộ dân với hơn 1.500 khẩu đang sống trong cảnh “thiếu thốn” điện hàng ngày. Cấp ủy, chính quyền xã đã nhiều lần kiến nghị với ngành Điện nhưng sau khi hạch toán thấy vốn đầu tư lớn, hiệu quả kinh tế không cao nên chưa được đầu tư. Đối với chương trình Nông thôn mới, xã cũng đã đề cập nhưng vốn đầu tư có hạn, trong khi xã còn rất nhiều vấn đề khác cần thực hiện trước nên việc bố trí vốn lớn để thi công đường điện sẽ gây rất nhiều khó khăn, vì thế phương án này cũng bất cập. Đời sống người dân địa phương còn nhiều khó khăn, nếu vận động đóng góp theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cũng không đủ nguồn vốn đầu tư kéo đường điện. Bởi vậy, hiện nay người dân vẫn đang phải đợi.!.

Mong muốn được sử dụng điện của người dân xã Tân Nam là nhu cầu chính đáng, thiết thực. Hy vọng các cấp, các ngành xem xét, sớm có giải pháp giải quyết vấn đề trong thời gian sớm nhất có thể để bà con nơi đây sớm thoát khỏi cảnh “ngóng chờ” điện mỗi ngày.

YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sẽ nhanh chóng giải quyết đền bù thiệt hại cho người dân

BHG- Sau khi bài viết "Người dân mong được đền bù thiệt hại khi mở tuyến đường Cao Bồ - Thượng Sơn" của tác giả Thành Nhân, đăng trên mục "Ý kiến người dân – Cử tri" của Báo Hà Giang điện tử và Báo Hà Giang số 2096 ngày 25.8.2015 

27/08/2015
Người dân mong được đền bù thiệt hại khi mở tuyến đường Cao Bồ – Thượng Sơn

BHG- Thời gian vừa qua, người dân 2 xã Thượng Sơn và Quảng Ngần (Vị Xuyên) đã có kiến nghị, phản ánh về việc trong quá trình thi công tuyến đường Cao Bồ - Thượng Sơn đã làm thiệt hại đến hoa màu, cây cối, ruộng, mương nước tưới tiêu, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân tại một số thôn của 2 xã trên. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, người dân vẫn đang chờ câu trả lời của ngành chức năng về việc đền bù thiệt hại do mở đường. 

25/08/2015
Cần sớm khắc phục sự cố cháy Trạm biến áp thôn Pó Tò và Mo Pải Phìn, xã Sủng Là

BHG- Trạm biến áp cấp điện cho thôn Pó Tò và Mo Pải Phìn, xã Sủng Là (Đồng Văn) do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Đồng Văn làm chủ đầu tư; được xây dựng và đóng điện đưa vào vận hành từ tháng 1.2015. Công trình có tổng số tiền đầu tư trên 2,8 tỷ đồng, cấp điện cho 115 hộ dân.

22/07/2015
Đường Ba Khá bao giờ mới... khá?

BHG- Dù chiều dài chỉ trên 10km nhưng đường Ba Khá nối các thôn: Khá Hạ, Khá Trung, Khá Thượng của xã Tân Lập (Bắc Quang) trở thành nỗi cơ cực của hàng trăm hộ dân khi lưu thông trên đường, bởi độ khó và nguy hiểm. Rồi niềm vui đường Ba Khá được nâng cấp, góp phần thúc đẩy KH-XH phát triển trong tương lai gần, nhanh chóng... "mất tín hiệu", khiến lòng dân như "nắng hạn" chờ mãi "mưa rào".

21/07/2015