Chuyển biến trong công tác DS - KHHGĐ ở Xín Mần

09:42, 19/10/2013

HGĐT- Trong những năm qua, nhờ triển khai tốt công tác vận động, tuyên truyền và lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), công tác dân số ở huyện Xín Mần đã đạt kết quả khá tốt trên nhiều mặt: giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba, số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai tăng, nhận thức của người dân về KHHGĐ và SKSS được nâng cao rõ rệt, quy mô gia đình ít con ngày càng được nhân rộng...



Một trong những buổi khám và cấp phát thuốc miễn phí do Trung tâm Y tế huyện Xín Mần triển khai tại Trạm Y tế xã Tả Nhìu.


Huyện Xín Mần có trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số và gần 20 nghìn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (năm 2013). Địa bàn rộng, giao thông đến các thôn, bản còn khó khăn, nhiều hủ tục của đồng bào chưa được xóa bỏ, nên những năm trước đây, công tác DS - KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và của ngành DS - KHHGĐ, công tác DS - KKHGĐ ở huyện Xín Mần trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong tháng 9 vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Xín Mần đã thực hiện các chiến dịch chăm sóc SKSS đến vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện được 10/19 xã về “chiến dịch chăm sóc SKSS đến vùng đặc biệt khó khăn đợt I” (năm 2013). Tại đây, các bác sĩ của Trung tâm y tế sẽ trực tiếp đến các trạm y tế từng xã để tuyên truyền, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho chị em phụ nữ và nam giới. Ngoài ra, công tác tuyên truyền về SKSS tuổi vị thành niên tại các trường học cũng hết sức được chú trọng... Hàng năm, Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp với các trường học tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, trao đổi với các em học sinh về tác hại của nạo phá thai, tảo hôn và kết hôn cận huyết; trong đó coi trọng giáo dục chăm sóc SKSS... Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức cho các đối tượng là thanh niên và vị thành niên về công tác DS – KHHGĐ.

 

Một trong những cách thức tuyên truyền được coi là điểm mới trong công tác DS – KHHGĐ ở huyện Xín Mần, đó là: So với trước kia, phụ nữ là đối tượng chính trong công tác vận động thực hiện các biện pháp KHHGĐ thì nay, Trung tâm DS – KHHGĐ huyện đã chú trọng hơn đến vai trò của nam giới. Những buổi tuyên truyền cũng được tổ chức riêng biệt với hai nhóm đối tượng nam và nữ. Vì vậy, thời gian gần đây nam giới ở các thôn, bản đã không còn tâm lý ngần ngại và tích cực tham gia phát biểu, trao đổi ý kiến tại các buổi tuyên truyền cấp phát thuốc. Đồng chí Triệu Thị Bình, Giám đốc Trung tâm DS– KHHGĐ huyện cho biết: Trong thời gian này, chúng tôi đang tiếp tục đẩy mạnh công tác DS – KHHGĐ đến từng thôn bản. Tăng cường công tác tuyên truyền đến các hộ gia đình về tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tránh thai, tác dụng của việc giảm sinh... đồng thời kết hợp công tác khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại các trạm y tế. Điều này đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về công tác DS – KHHGĐ trên địa bàn huyện...

 

Với phương châm của những người làm công tác DS- KHHGĐ là “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, người chuyên trách dân số cùng các cộng tác viên không quản ngại khó khăn, sớm hôm, mưa nắng đến từng thôn, từng bản, từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ. Bằng mọi cách giải thích, thuyết phục bà con, nhất là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ biết được cái đói, cái nghèo, con cái học hành không đến nơi đến chốn... là vì đông con, việc KHHGĐ không chỉ tạo điều kiện để gia đình phát triển kinh tế, con em được đi học mà còn mang lại sức khỏe cho mọi người. Từ những cuộc vận động tuyên truyền về thực hiện DS – KHHGĐ người dân đã nhận thức được việc sinh con nhiều còn ảnh hưởng đến đời sống ra sao. Từ nhận thức đến hành động, huyện đã giảm hẳn tình trạng gia đình đông con, nâng cao chất lượng dân số cộng đồng, nhiều hộ đã vươn lên vượt khó, thoát nghèo, con em trong huyện được đến trường và được chăm sóc đầy đủ.

Việc triển khai tổng thể các giải pháp đã góp phần tích cực thay đổi nhận thức của người dân, đa số các gia đình đều ý thức về việc hạn chế sinh con thứ 3. Ngoài ra, nhờ những nỗ lực đẩy mạnh công tác DS – KHHGĐ, không ít gia đình ở Xín Mần có điều kiện làm ăn để phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa và hạnh phúc.


VŨ KHUYÊN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khám và điều trị trên 400 bệnh nhân đau mắt đỏ
HGĐT- Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, từ tháng 9 đến nay, đơn vị tiếp nhận khám cho trên 400 bệnh nhân bị đau mắt đỏ. Thạc sỹ Vũ Mạnh Hà, Trưởng Khoa Mắt cho biết, bệnh đau mắt đỏ vẫn xuất hiện hàng năm, nhưng năm nay số lượng bệnh nhân nhiều hơn so với các năm trước, tập trung nhiều ở đối tượng là trẻ em và học sinh.
30/09/2013
Thành lập Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam
Các bậc cha mẹ có con tự kỷ tại Việt Nam từ nay sẽ có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm trong một mạng lưới thống nhất có tên Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam.
30/08/2013
Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm y tế bằng cách nào?
Không ai phủ nhận lợi ích từ việc xã hội hóa ngành y tế, nhưng trước hàng loạt sự việc liên quan tới trục lợi BHYT từ trang thiết bị xã hội hóa, câu hỏi đặt ra là vấn đề quản lý và quy trình khám chữa bệnh liệu đã chặt chẽ hay chưa?
28/08/2013
Yên Minh xây dựng thiết chế, quy ước đến thôn, bản trong Chiến dịch hành động về DS – KHHGĐ
HGĐT - Dân số là một bộ phận quan trọng trong việc định hướng phát triển nền kinh tế - văn hóa, xã hội. Dân số liên quan và tác động trực tiếp đến công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí... Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao, đặc biệt số gia đình sinh con thứ 3 trở lên cao sẽ là gánh nặng cản trở sự nghiệp nâng cao dân trí và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
27/09/2013