Chuyển biến tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

07:37, 24/02/2009

HGĐT- Trong những năm gần đây, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và đáp ứng ngày một cao nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.


 
 Phẫu thuật thương binh bị vết thương ổ bụng của đội điều trị dã chiến khu vực phòng thủ 2008. Ảnh: PV

Để thực hiện tốt điều đó, ngành Y tế Hà Giang luôn chú trọng đến việc kiện toàn mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ y tế ở tất cả các tuyến.


Những năm qua, đặc biệt là năm 2008, các hoạt động chuyên môn được ngành triển khai và đạt hiệu quả tốt. Đối với công tác dự phòng, ngành đã chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh, ngăn chặn không để các dịch bệnh lớn xảy ra, những ổ dịch nhỏ lẻ được phát hiện và dập tắt kịp thời. Các chương trình, mục tiêu y tế Quốc gia như tiêm chủng mở rộng, phòng, chống sốt rét, phòng, chống suy dinh dưỡng, phòng chống lao, phong, HIV/AIDS và chăm sóc sức khoẻ sinh sản...đã đạt được những kết quả đáng kể. Điển hình như công tác tiêm chủng mở rộng được thực hiện ở tất cả 195 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ hàng năm đạt trên 90%. Hoạt động này đã đi vào nề nếp, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho trẻ em. Ngoài ra, công tác phòng, chống suy dinh dưỡng cũng được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản. Nếu như năm 2001, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dnh dưỡng chiếm 34,44% thì năm 2008 giảm xuống còn 21,05%. Bên cạnh đó, công tác khám, chữa bệnh từ tỉnh đến tuyến huyện, xã đã có những bước tiến tích cực. Mỗi cán bộ trong ngành đã phát huy tốt vai trò người thầy thuốc trong việc nâng cao y đức, tác phong nghề nghiệp, đảm bảo thực hiện tốt quy chế bệnh viện, nhất là chế độ khám, chữa bệnh, chế độ hồ sơ bệnh án, sử dụng hợp lý và an toàn thuốc trong điều trị, chế độ thường trực cấp cứu. Trong năm qua, toàn ngành đã khám cho trên 700 ngàn lượt người, trong đó có hơn 74 ngàn lượt bệnh nhân điều trị nội trú, công suất sử dụng giường bệnh đạt 89,9%. Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các tuyến điều trị...Đặc biệt, do có nguồn hỗ trợ từ dự án nên các trạm y tế xã trong tỉnh được cung cấp tương đối đầy đủ y, dụng cụ cơ bản. Các bệnh viện huyện đều được trang bị các trang thiết bị y tế thiết yếu như ô tô cứu thương, máy x.quang, siêu âm, điện tim, máy gây mê, máy tạo ô xy, máy theo dõi bệnh nhân, máy thở, máy xét nghiệm máu, sinh hoá...đáp ứng được việc khám, chẩn đoán, xử lý các trường hợp cấp cứu, điều trị thông thường phù hợp với quy mô khoa, phòng hiện tại, trình độ sử dụng của các bệnh viện. Một trong những điều đáng ghi nhận là hiện tại các bệnh viện cũng đã áp dụng nhiều kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng mới để phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị. Nhờ đó, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao rõ rệt, nhiều ca bệnh hiểm nghèo được cứu sống, giảm được thời gian điều trị và chi phí cho người bệnh. Bên cạnh đó, các bệnh viện đều thành lập các tổ cấp cứu, sẵn sàng cấp cứu nội, ngoại viện, nhất là cấp cứu bệnh viện tuyến tỉnh thường xuyên được củng cố, đảm bảo đủ về trang thiết bị, thuốc men và nhân lực để sẵn sàng chi viện cho tuyến dưới, đồng thời tổ chức tốt các đội y tế lưu động sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có yêu cầu. Công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo, truyền thônggiáo dục sức khoẻ, quản lý hành nghề y dược tư nhân, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc vật tư y tế... cũng có nhiều tiến bộ. Nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, hàng năm ngành y tế đã cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên tu bác sĩ, chuyên khoa sau đại học, nâng cao trình độ cho y sỹ, điều dưỡng hộ sinh dược sĩ trung học và cán bộ y tế thôn bản.


Trên cơ sở quy hoạch và phát triển ngành đến năm 2010 và có tính đến năm 2020, ngành y tế tỉnh ta tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong tất cả các mặt hoạt động chuyên môn, tập trung phát triển mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện, xã với 4 lĩnh vực xuyên suốt quá trình hoạt động là: Công tác dự phòng, khám chữa bệnh, dược - thiết bị y tế và đào tạo nguồn nhân lực. Đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ 300 giường bệnh lên 500 giường bệnh vào năm 2010. Xây dựng hai bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện Lao và bệnh Phổi và Bệnh viện Quang Bình. Nâng cấp 3 Bệnh viện Đa khoa khu vực Yên Minh, Hoàng Su Phì, Bắc Quang đạt mỗi bệnh viện 150 giường bệnh vào năm 2010. Công tác y tế dự phòng đạt kết quả tốt, không để dịch bệnh lớn xảy ra, giảm tỷ lệ mắc, chết một số bệnh truyền nhiễm. Phấn đấu có 80% xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế xã vào năm 2010. Một trong những nội dung cũng được ngành chú trọng đó là việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ y tế. Mục tiêu của ngành từ nay đến năm 2010 là có 6 bác sỹ, 1 dược sỹ đại học/10.000 dân và 100% các xã trong tỉnh có bác sỹ. Đảm bảo 100% trạm y tế xã có y sỹ sản nhi và hộ sinh, phấn đấu tất cả các thôn bản hoạt động có chất lượng. Công tác đào tạo cán bộ y tế được ngành hết sức chú trọng với nhiều hình thức như đào tạo theo địa chỉ, đào tạo bác sĩ chuyên tu, cử nhân điều dưỡng, cử nhân hộ sinh, chuyên khoa sau đại học...


Với những thành quả đạt được trong thời gian qua, có thể khẳng định ngành Y tế tỉnh ta đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tiếp tục phát huy và duy trì những thành tựu đó, ngành Y tế Hà Giang phấn đấu tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra trong thời gian tới và những năm tiếp theo, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.


TTƯT – BS: Hoàng Ngọc Quyền (Giám đốc Sở Y tế)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Niềm tin cho người bệnh
HGĐT- Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 6 phòng chức năng, 3 đơn vị hậu cần, 19 khoa lâm sàng và 2 khoa cận lâm sàng, với tổng số 419 cán bộ, trong đó bác sỹ chuyên khoa II mới chỉ có 5 người, bác sỹ chuyên khoa I là 23 người, 6 bác sỹ đã trải qua lớp đào tạo thạc sỹ, 5 dược sỹ đại học và 188 điều dưỡng viên.
23/02/2009
Tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn
HGĐT- Thực hiện Quyết định số 115 ngày16/1/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức triển khai Chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn năm 2009, để tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả chiến dịch năm 2009 tại tỉnh ta, Ban chỉ đạo công tác DS/KHHGĐ đã tiến hành
20/02/2009
Giải pháp về vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
HGĐT- Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)là vấn đề con ngườiluôn phải quan tâm. Tuy nhiên trong thực tế, vì các lý do, mục đích khác nhau, không ít người vẫn bàng quang, thậm chí quay lưng lại với nhu cầu thiết yếu này.
20/02/2009
Làm gì để tránh biến chứng của bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh kinh niên, chưa có thuốc chữa tận gốc. Những thuốc hiện dùng có thể giúp ích bệnh nhân rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều biến chứng của bệnh vẫn xảy ra cho dù bệnh nhân có kiêng uống hay chích thuốc đến đâu chăng nữa.
20/02/2009