“Xây xẩm” vì giá thuốc

10:01, 23/10/2008

Khoảng một tháng trở lại đây, nhiều mặt hàng thuốc tây bán lẻ trên thị trường lại âm thầm tiếp tục lên giá.


Một bạn đọc ở Long Xuyên (An Giang) điện thoại về Tuổi Trẻ kể người nhà của anh bị bệnh lý tim mạch. Trước đây, một toa thuốc anh mua gồm năm loại có giá 175.000 đồng, nhưng cách đây hai hôm anh đi mua đã lên giá 217.000 đồng.

Chiều 22-10, đi thực tế ở một số nhà thuốc tây và trung tâm bán sỉ dược phẩm tại TP.HCM, chúng tôi ghi nhận có khoảng 200 mặt hàng thuốc tây đã âm thầm tăng giá từ hơn một tháng qua và chuẩn bị tăng giá trong vài ngày tới do đã được trình dược viên của một số công ty phân phối thông báo bằng miệng hoặc gửi bảng báo giá mới. Trong các bảng báo giá ghi rõ giá mới và tỉ lệ tăng giá bao nhiêu để các nhà thuốc biết để điều chỉnh giá bán. Đa số mặt hàng thuốc tăng giá là thuốc ngoại nhập của những nhà sản xuất lớn.

Cụ thể, gần 60 mặt hàng thuốc nhập khẩu của 11 nhà sản xuất nước ngoài (Công ty Zuellig Pharma VN phân phối) có giá tăng 5-11% từ 1-10. Theo các nhà thuốc, nếu chỉ nhìn vào tỉ lệ phần trăm tăng giá sẽ thấy giá thuốc có vẻ tăng không cao, nhưng do thuốc ngoại nhập đa số có giá trị lớn nên quy ra tiền lại thấy giá tăng rất cao.

Đơn cử bảy mặt hàng thuốc của nhà sản xuất Janssen Cilag có giá tăng (giá chưa có VAT) là: thuốc Prograf loại 0,5mg hộp 50 viên có giá cũ là 1,6 triệu đồng tăng lên gần 1,744 triệu đồng (tăng 144.000 đồng); cũng loại này nhưng hàm lượng 1mg từ 2,4 triệu đồng tăng lên hơn 2,615 triệu đồng (tăng 214.500 đồng); thuốc Protopic 0,03% từ 480.000 đồng/hộp lên gần 523.000 đồng; Protopic 0,1% từ 520.000 đồng/hộp lên gần 567.000 đồng… Thuốc của Công ty UCB Pharma Ltd cũng có sáu mặt hàng tăng giá ở mức 9%.

Từ 1-10 cũng có năm mặt hàng thuốc của Công ty Servier International tăng giá từ 8-11%. Đáng lưu ý là trong năm mặt hàng này có đến bốn mặt hàng trước đó vừa tăng từ đầu tháng 9-2008. Cộng hai đợt tăng giá, mức tăng của các mặt hàng Diamicron (loại 80 và 30mg) và Vastarel (loại 20 và 35mg) tăng 17%.

Trước đó, trong tháng 9-2008 cũng đã có gần 120 mặt hàng thuốc ngoại nhập do nhiều công ty nước ngoài sản xuất (Công ty Zuellig Pharma VN phân phối) có giá tăng 5-11%, trong đó đa số mặt hàng tăng 9-10%.

Trong đợt tăng giá thuốc này, ghi nhận chưa đầy đủ của Tuổi Trẻ cũng thấy một số mặt hàng thuốc do các công ty trong nước sản xuất của Công ty Roussel Vietnam, Công ty cổ phần Dược phẩm 3-2 cũng lên giá nhẹ vài phần trăm. Quy ra tiền thì mức tăng giá của mỗi loại từ vài trăm đến vài ngàn đồng.

Một số công ty, nhà thuốc và dược sĩ cho rằng giá tăng là do thời gian qua giá vàng, giá xăng, nguyên liệu sản xuất thuốc và nhiều chi phí khác liên quan đến nhập khẩu, phân phối thuốc tăng giá. Nhiều nhà thuốc, công ty cho biết trình dược viên gửi bảng giá mới đều nói rằng giá thuốc của họ đã được Bộ Y tế duyệt cho phép tăng(?).

Đợt tăng giá âm thầm này có những mặt hàng tăng gần 100.000 đồng đến xấp xỉ 300.000 đồng. Đơn cử như thuốc Casodex 50mg từ 2,766 triệu đồng/hộp 28 viên tăng lên 3,043 triệu đồng, tăng đến 277.000 đồng; thuốc Zoladex 3,6mg từ 2,34 triệu đồng/hộp lên 2,574 triệu đồng, mức tăng đến 234.000 đồng... Hai loại thuốc này do nhà sản xuất AstraZeneca Singapore Pte sản xuất.

Ngoài ra, khoảng vài chục mặt hàng thuốc ngoại nhập do Diethelm Vietnam Co. Ltd phân phối có giá tăng kể từ 10-10. Trong đó, chỉ riêng nhà sản xuất Merck có 21 mặt hàng tăng giá khoảng vài ngàn đồng đến 23.000 đồng. Ví dụ như mặt hàng Glucophage 850mg từ 234.000 đồng/hộp 100 viên lên 257.000 đồng (giá có VAT). Thuốc của nhà sản xuất Sanofi (Pháp) nhập khẩu vào VN cũng có 13 mặt hàng tăng giá ở mức 8%.


Tuoitre

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thời tiết chuyển mùa, các bệnh về hô hấp, tiêu chảy tăng đột biến ở trẻ
Hiện nay thời tiết ở miền Bắc đang chuyển từ mùa hè sang thu. Ban ngày trời vẫn còn nắng nóng nhưng ban đêm không khí lại se lạnh, độ ẩm tăng cao, nắng mưa thất thường khiến nhiều người thấy mệt mỏi, đặc biệt là trẻ em. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để nhiều loại vi rút phát triển mạnh, sức đề kháng của trẻ suy giảm, dẫn đến số trẻ mắc các bệnh cúm, viêm phế quản, viêm
30/09/2008
28 trẻ mầm non nhập viện vì ngộ độc thức ăn
Trong 3 ngày (từ 26 - 28/9) đã có 28 học sinh trường Mầm non Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) phải nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do các cháu ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên dẫn tới ngộ độc thức ăn hàng loạt.
29/09/2008
Tạm ngưng lưu thông các loại sữa nhập từ Trung Quốc
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, trên thị trường Việt Nam chắc chắn không chỉ có 11 loại sữa nhập từ Trung Quốc. Trước mắt, tất cả các sản phẩm sữa nhập khẩu của 22 công ty Trung Quốc đã được khuyến cáo có chứa chất độc Melamine sẽ bị đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy theo quy định. Còn các sản phẩm sữa nhập từ Trung Quốc không thuộc 22 công ty trên sẽ tạm dừng lưu hành,
25/09/2008
Quyết liệt truy quét sản phẩm sữa có chất gây sạn thận
"Bộ Y tế Việt Nam đang vào cuộc một cách quyết liệt để truy quét các sản phẩm sữa, sản phẩm liên quan đến sữa trên tinh thần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Chúng tôi sẽ cùng các cơ quan chức năng "truy tìm" những sản phẩm sữa không đạt chất lượng có chất melamine" - TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã trao đổi riêng với PV như vậy.
24/09/2008