Nỗ lực trong công tác bảo đảm VSATTP

18:23, 28/07/2008

(HGĐT)- Có thể nói, từ năm 2003-2008, tỉnh ta phải đối mặt với nhiều biến động liên quan đến VSATTP như: Dịch cúm gia cầm xảy ra, diễn biến phức tạp, xảy ra ngộ độc thực phẩm.


Sự quan tâm về an toàn thực phẩm ở một số địa phương chưa được thường xuyên liên tục, sự hiểu biết về an toàn thực phẩm chưa đầy đủ nên còn tư tưởng chủ quan, lơ là hoặc phó mặc cho ngành Y tế. ở một số địa phương còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu là một trong những khó khăn làm cho công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm chưa hiệu quả.


Trong những năm qua ở tỉnh ta tuy số vụ ngộ độc thực phẩm không nhiều, số người mắc thấp nhưng lại có tỷ lệ tử vong rất cao đến 13,06% (toàn quốc tỷ lệ tử vong là 1,1%). Số vụ ngộ độc chủ yếu xảy ra tại các gia đình, nguyên nhân chủ yếu do người dân sử dụng các loại thực phẩm lấy từ thiên nhiên như nấm, rau rừng hoặc chế biến tại gia đình như bột ngô bị nấm mốc, còn số vụ do sử dụng thực phẩm tập trung rất thấp. Khi người dân bị ngộ độc được đưa đến cơ sở điều trị chậm nên tỷ lệ tử vong cao, điều đó làm cho việc ngăn ngừa và giải quyết các vụ ngộ độc của Hà Giang gặp nhiều khó khăn. Tính riêng từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2008, trên địa bàn tỉnh xảy ra 71 vụ ngộ độc, trong đó có 605 người mắc, 79 người tử vong, chiếm tỷ lệ gần 13,06%.


Trao đổi với chúng tôi về việc triển khai các hoạt động bảo đảm VSATTP trên địa bàn toàn tỉnh, đồng chí Hoàng Ngọc Quyền, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Ban chỉ đạo bảo đảm VSATTP tỉnh được thành lập ngày 12.7.1999, với 19 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, lãnh đạo Sở Y tế là Phó ban chỉ đạo, các ban, ngành chức năng là thành viên. Hàng năm Sở Y tế đã tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh ban hành các chỉ thị, kế hoạch về việc bảo đảm VSATTP; xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng VSATTP; ra nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các đơn vị y tế huyện, thị tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống ngộ độc thực phẩm, tăng cường thanh tra, kiểm tra VSATTP, đặc biệt là những ngày lễ hội, ngày tết do đó đã thu được kết quả đáng kể.


Từ năm 2003 đến nay 100% các huyện, thị đều có Ban chỉ đạo bảo đảm chất lượng VSATTP và thường xuyên được củng cố, kiện toàn hàng năm, có phân công chức năng nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo và có văn bản chỉ đạo các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống ngộ độc thực phẩm và tổ chức tốt các đợt thanh tra, kiểm tra VSATTP trên địa bàn. Qua công tác kiểm tra VSATTP trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 cho thấy, tỷ lệ các cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định đạt trên 60%. Đối với các cơ sở vi phạm quy định VSATTP, năm 2007 các đoàn thanh tra, kiểm tra đã xử lý 61 cơ sở vi phạm VSATTP, xử phạt hành chính 36.704.000 đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2008, qua công tác thanh tra, kiểm tra, các đoàn đã phát hiện 55 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 25.450.000 đồng.


Xác định được nhóm nguyên nhân chính thường gây ngộ độc tại tỉnh ta nên ngành Y tế đã xây dựng kế hoạch phòng, chống ngộ độc trên địa bàn toàn tỉnh sát với tình hình thực tế tại mỗi địa phương; tăng cường công tác truyền thông phòng, chống ngộ độc thực phẩm; tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể để phòng, chống ngộ độc thực phẩm xảy ra và giám sát, điều tra, xử lý kịp thời khi có ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, những năm qua, sự phối hợp giữa các ban, ngành trong công tác VSATTP từ tuyến tỉnh đến các huyện, thị xã và các xã, phường không ngừng được tăng cường, củng cố về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Sự phối kết hợp tích cực được thể hiện qua thời lượng và tin bài trong hoạt động truyền thông của các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh như: Báo Hà Giang, Đài PT-TH ngày càng tăng. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm ngày càng chiếm tỷ lệ cao...


Về phương hướng, nhiệm vụ công tác VSATTP trong thời gian tới, đồng chí Hoàng Ngọc Quyền, cho biết: 6 tháng cuối năm 2008, ngành Y tế sẽ củng cố, kiện toàn và nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác lãnh, chỉ đạo của Ban chỉ đạo VSATTP các cấp đáp ứng với các điều kiện và tình hình thực tế tại tỉnh; tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức về VSATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều nội dung, nhiều thứ tiếng khác nhau; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra VSATTP trên địa bàn toàn tỉnh và nhân rộng các mô hình điển hình trong công tác đảm bảo VSATTP tại phường điểm, chợ điểm của các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang...

 


Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Triển khai Dự án “Bản làng văn hóa, biết cách phòng chống HIV/AIDS”
(HGĐT)- Vừa qua, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTTT - GDSK) tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Bắc Quang tổ chức Hội nghị triển khai dự án “Bản làng văn hóa, biết cách phòng chống HIV/AIDS” cho đội ngũ lãnh đạo, trạm Trưởng trạm y tế và cán bộ văn hóa ở 5 xã:
28/07/2008
Bệnh Nhiệt thán có thể truyền sang người bệnh Than
(HGĐT)- Đó là thực tế ở nơi đang xảy ra dịch bệnh Nhiệt thán trên gia súc và bệnh Than trên người tại hai xã Niêm Tòng và Khau Vai của huyện Mèo Vạc nói riêng và một số địa phương đã từng xảy ra dịch bệnh ở gia súc nói chung.
25/07/2008
Trẻ bị thiếu vitamin có biểu hiện như thế nào?
Nhiều bà mẹ phàn nàn rằng đã cho con mình ăn uống đầy đủ, các cháu vẫn phát triển tăng cân như bình thường... nhưng thường hay quấy khóc về đêm, có cháu lại hay ra mồ hôi trộm hay da dẻ không mịn màng như da trẻ khác, phải chăng do trẻ bị thiếu vitamin? Đáp ứng những thắc mắc trên của bạn đọc, chúng tôi xin giới thiệu một cách tóm tắt một số biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin
25/07/2008
Gia tăng bệnh nhân sốt virut do thời tiết thay đổi
Theo số liệu của Bệnh viện Bạch Mai và Xanh Pôn, trong tuần qua, số bệnh nhân là người lớn bị sốt virut phải vào khám tại 2 bệnh viện này đã lên tới hơn 200 ca chủ yếu ở Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và Hưng Yên.
23/07/2008