Phòng bệnh lúc giao mùa

09:11, 21/03/2008

Thời tiết giao mùa xuân - hạ là điều kiện thuận lợi cho các bệnh gia tăng. Vậy phải làm thế nào để phòng tránh? Những bệnh gì hay gặp khi giao mùa?


 
 Để tăng cường sức khỏe nên chọn những thức ăn giàu vitamin.
Bệnh tăng huyết áp

Để phòng cũng như chữa bệnh tăng huyết áp, chỉ có ăn uống hợp lý, rèn luyện cơ thể đầy đủ, đúng cách. Khuyến cáo chung cho bệnh nhân tăng huyết áp chính là ăn giảm muối, ăn đúng mức cho khỏi béo, bớt rượu, tăng cường vận động thân thể... Người bệnh cần tránh các chất béo chứa nhiều acid béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu nên gây vữa xơ động mạch như mỡ bò, mỡ cừu, dầu dừa và dầu cọ, sữa nguyên kem, bơ, lòng trắng trứng. Nên thay bằng thức ăn cũng béo nhưng ít acid bão hòa như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu ô liu, lòng đỏ trứng, sữa gầy, sữa chua, thịt gà, cá...

Nên ăn nhiều rau và quả tươi vì đây là những thức ăn rất cần thiết cho người bị tăng huyết áp cũng như bị các bệnh tim mạch khác. Chúng chứa nhiều kali và hầu như không có natri, hai điều này rất có lợi cho người tăng huyết áp. Rau quả tươi chứa nhiều vitamin thiên nhiên, tốt hơn các vitamin tổng hợp. Chúng lại còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, góp phần giữ cho các tế bào trẻ trung lâu hơn. Rau quả tươi đem lại cho cơ thể nhiều chất xơ, cần thiết cho hoạt động tiêu hóa, và có thể còn góp phần thải trừ cholesterol ra ngoài cơ thể. Chúng cung cấp rất ít calo, chống được béo, giảm được trọng  lượng. Tuy nhiên, người bị tăng huyết áp cũng nên hạn chế ăn các loại trái cây quá ngọt như na, mít, vải.

Người bị bệnh tăng huyết áp cần hạn chế ăn bánh kẹo vì chất đường không tốt cho thành mạch, và một điều quan trọng nữa là phải tập luyện thể dục thường xuyên, hằng ngày nên đi bộ vào buổi sáng.

Bệnh hô hấp

Mùa xuân - hè là mùa mà các bệnh phổi - phế quản phát triển mạnh với sự “hậu thuẫn” của độ ẩm cao, khí áp thấp, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật phát triển thuận lợi... Các bệnh phổi - phế quản dễ phát triển trong mùa này là:

- Hen phế quản: Phế quản của người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh. Kích thích đó có thể là các dị nguyên từ bên ngoài như phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ..., hay có nguồn gốc nội tại trong cơ thể người bệnh: các nội tiết tố, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể... Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như tránh lạnh, tránh bụi bậm, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa... Điều trị bệnh phải nhanh, có hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

- Viêm khí - phế quản cấp: Các tác nhân gây viêm khí - phế quản cấp mùa đông xuân thường là virut cúm, virus influenza A và B, các virus parainfluenza, virut hợp bào hô hấp và các loại khác. Phòng bệnh bằng cách giữ ấm, không để bị lạnh, có thể dùng kháng sinh chống bội nhiễm.

- Viêm phổi: Yếu tố gây bệnh là S.pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, các virut gây bệnh đường hô hấp, Chlamydia pneumoniae, H. influenzae, trực khuẩn gram âm ái khí, tụ cầu vàng và các loại khác. Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ vì sức đề kháng cũng như khả năng chịu lạnh kém. Việc phòng viêm phổi vì thế rất quan trọng. Ngoài giữ ấm, tránh lạnh, tránh ẩm, tránh gió lùa... nếu thấy có các triệu chứng như ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở... bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Đợt cấp của tâm phế mạn: Tâm phế mạn là bệnh tim do bệnh phổi mạn tính gây ra. Bệnh thường đột ngột trở nặng trong mùa lạnh. Tuy là bệnh tim nhưng do nguyên nhân phổi nên muốn khỏi bệnh cần điều trị chủ yếu về phổi, điều trị nhiễm khuẩn phổi. Bệnh tâm phế mạn sau vài đợt cấp sẽ đi đến tử vong, do vậy, việc phòng chống không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh là vấn đề sống còn đối với người bệnh.

Bệnh tiêu chảy

Bệnh do virut tiêu chảy gây ra, nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn. Bệnh xuất hiện trong cả năm nhưng nhiều nhất vào mùa hè vì vào mùa này việc bảo quản thức ăn khó, thức ăn nhất là ở những nơi như quán ăn, cỗ bàn rất dễ bị ôi thiu, khả năng nhiễm khuẩn lớn. Bệnh nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào vi khuẩn có trong cơ thể nhiều hay ít. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị mất nước, suy kiệt cơ thể khiến suy tim, tử vong. Để phòng tiêu chảy, hãy thực hiện ăn chín uống sôi, hạn chế ăn ngoài quán xá. Khi đã bị tiêu chảy phải uống nhiều nước, uống oresol (pha đúng hướng dẫn ghi trên gói thuốc) và phải được đưa tới trung tâm y tế, bệnh viện để chữa trị. Không nên tự ý điều trị tại nhà như ăn hồng xiêm, búp ổi vì sẽ khiến niêm mạc bị săn lại hạn chế và làm chậm quá trình đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Do tiêu chảy là bệnh dễ lây nên cần phải cách ly người bệnh.


suckhoedoisong.vn

Cùng chuyên mục

Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và tổng kết công tác y tế năm 2007
(HGĐT)- * Ngày 26.2, tại Hội trường lớn Tỉnh ủy, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh đã tổ chức buổi gặp mặt truyền thống cán bộ ngành y tế nhân kỷ niệm 53 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 2008).
27/02/2008
Họp Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia về vệ sinh - an toàn lao động - phòng, chống cháy nổ lần thứ 10
(HGĐT)- Sáng 27.2, Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia về Vệ sinh - an toàn lao động – phòng, chống cháy nổ (VSATLĐ-PCCN) tỉnh đã tiến hành họp nhằm triển khai kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện lễ phát động Tuần lễ Quốc gia về VSATLĐ-PCCN lần thứ 10.
27/02/2008
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ tử vong
Ngày 13.6, các chuyên gia Trường đại học Y Pennsylvania (Mỹ) đã công bố Nghiên cứu mới cho thấy người thiếu ngủ kéo dài có nguy cơ tử vong.
27/02/2008
Cúm H5N1 lại làm chết một người
Bộ Y tế vừa xác nhận thêm một trường hợp tử vong do nhiễm cúm gia cầm type H5N1. Đây là người thứ 4 thiệt mạng vì bệnh này trong gần 2 tháng qua.
26/02/2008