Triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm

07:53, 18/02/2008

Ngày 17-2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 09/BNN-CÐ điện UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; các bộ, ngành trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm. Nội dung công điện như sau:


 
 Một người dân ở Long An phun
thuốc khử trùng chuồng trại.
Gần đây, theo báo cáo của cơ quan thú y và y tế, đã xuất hiện một số trường hợp người nhiễm virus cúm gia cầm tại Hải Dương, Ninh Bình. Theo điều tra sơ bộ cho thấy, những người bệnh trên đều có liên quan việc làm thịt hoặc ăn thịt gia cầm bệnh, chết và tại khu vực những người trên sinh sống cũng có hiện tượng gia cầm chết rải rác, tuy nhiên kết quả xét nghiệm âm tính với virus cúm gia cầm. Ðiều này cho thấy người dân tại một số địa phương, sau một thời gian khống chế được dịch cúm gia cầm đã có tư tưởng chủ quan, coi thường dịch. Mặt khác, một số địa phương có hiện tượng gia cầm chết rải rác như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Long An, kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm. Như vậy, nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng và có thêm người nhiễm virus cúm A là rất lớn.

Ðể chủ động phòng dịch cúm trên gia cầm và ngăn chặn virus cúm lây nhiễm cho người dân, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia khẩn trương chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

1- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác thông tin tuyên truyền  trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự nguy hiểm của virus cúm gia cầm, các biện pháp phòng bệnh cúm trên gia cầm và phòng lây nhiễm cho người; khuyến cáo người dân sử dụng gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y, đặc biệt phải nấu chín trước khi ăn; không ăn thịt gia cầm ốm, chết, không vứt xác gia cầm bừa bãi, không bán chạy gia cầm khi có dịch;

2- Chỉ đạo các cấp chính quyền, ban, ngành đoàn thể của địa phương khẩn trương áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng dịch tái phát, trong đó chú trọng việc giám sát phát hiện dịch sớm, tránh tình trạng để dịch xảy ra thời gian dài, lây lan rộng mới biết, khi có gia cầm chết nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải lấy mẫu gửi đi xét nghiệm; kiểm soát chặt chẽ các đàn vịt thả rông, chạy đồng; tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh, đàn đến kỳ tiêm nhắc lại, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, hóa chất, vật tư, tài chính phòng khi có dịch;

3- Các tỉnh có dịch thành lập ngay các đoàn công tác kiểm tra tình hình dịch tại địa phương, chỉ đạo áp dụng ngay các biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch, không để lây lan rộng. Các địa phương khác chỉ đạo ngay chính quyền cơ sở và các ban, ngành địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chủ động đối phó khi có dịch;

4- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhằm cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng;

5- Các địa phương thực hiện nghiêm việc báo cáo dịch về thường trực Ban chỉ đạo quốc gia PCDCGC theo số điện thoại đường dây nóng: 1800-5555-02 và 04.8685104 hoặc số fax 04.8686339 hoặc email:dah.vn@fpt.vn để phối hợp chỉ đạo phòng, chống dịch.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Miền Bắc, rét chưa từng có
Những đợt không khí lạnh liên tiếp tăng cường đang khiến miền Bắc phải trải qua những ngày rét đậm nhất trong gần chục năm trở lại đây. Hàng nghìn học sinh phải nghỉ học, sản xuất nông nghiệp đình trệ và số gia súc chết lạnh ngày càng tăng sau từng đợt rét, trong lúc một đợt lạnh mới lại chuẩn bị đổ bộ xuống khu vực.
30/01/2008
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét đậm
Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, trong những ngày tới các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đợt không khí lạnh tăng cường, trời sẽ rét đậm, một số nơi rét hại.
29/01/2008
Cách chọn thực phẩm an toàn
Chuẩn bị cho Tết, các bà nội trợ thường mua rất nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách thì nhiều người còn chưa biết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với rau, trái cây nên chọn rau, trái cây còn nguyên cuống, lá không giập, không có đốm màu khác nhau.
28/01/2008
Ăn uống ngày xuân, coi chừng bệnh tả!
Dịch tả hay tiêu chảy cấp là cách gọi khác đi của một loại dịch bệnh do vi trùng tả gây ra từ lâu đã trở thành mối nguy hiểm của an sinh cộng đồng, nhất là trong trong dịp Tết do ăn uống thất thường.
25/01/2008