Người cao tuổi với HIV/AIDS

17:36, 14/12/2007

(HGĐT)- Theo số liệu thống kê của cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam tính đến 29.6.2007, số người nhiễm HIV/AIDS tích luỹ trong cả nước là: 128.367, trong đó 25.219 bệnh nhân AIDS và 14.014 trường hợp tử vong do AIDS.


Cùng với sự phát triển của đại dịch HIV, số người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này ngày càng tăng. HIV/AIDS đã và đang làm cho cuộc sống của người cao tuổi đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, vì chính người cao tuổi đặc biệt là phụ nữ cao tuổi đã trở thành lực lượng quan trọng giúp thế giới ứng phó với HIV/AIDS.


HIV/AIDS, gánh nặng đè vai người cao tuổi

Dân gian ta có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, theo lẽ ấy thì người cao tuổi phải được an hưởng tuổi già và cậy nhờ con cháu. Tuy nhiên đại dịch HIV/AIDS đã làm cho ngày càng có nhiều người cao tuổi không được hưởng quyền đó. Không những không được chăm sóc mà ngược lại họ phải ngày đêm lo lắng, hỗ trợ chăm sóc cho những đứa con bị nhiễm HIV, bị nghiện ma tuý, thậm chí gánh vách thêm trách nhiệm nuôi dưỡng những đứa cháu mà bố mẹ chúng không còn khả năng cả về kinh tế lẫn sức khoẻ để chăm sóc do mắc căn bệnh này. Cực chẳng đã, dù đôi vai đã còng, sức đã yếu song những người cao tuổi này vẫn phải lặn lội với đời để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Họ đang bị kiệt quệ cả về thể chất, kinh tế, tâm lý và tinh thần.


HIV/AIDS đã làm mất đi lực lượng trẻ đang là nguồn lao động và hỗ trợ chính trong gia đình. Không còn con đường nào khác, một lần nữa người cao tuổi lại phải trở thành trụ cột gia đình, phải lao động vất vả để kiếm tiền nuôi thân và nuôi con, cháu hàng ngày. Ngoài ra, họ đang phải hàng ngày, hàng giờ xoay vần với những khoản chi phí chữa trị các nhiễm trùng cơ hội cho con mình. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi bệnh của con họ ở giai đoạn AIDS, gánh nặng tài chính ngày càng chồng chất lên các gia đình có người sống chung với AIDS. Thu nhập vốn đã hạn hẹp của người cao tuổi giờ đây phải cáng đáng thêm các chi phí cho việc chăm sóc, thuốc thang, chữa trị và cuối cùng là chi phí tang ma, cũng như các chi phí cho việc sinh tồn, thực phẩm, nơi ở, quần áo học phí cho trẻ bị ảnh hưởng mồ côi do AIDS. Cuộc sống của họ bị đảo lộn bởi những nhọc nhằn, nước mắt, xót xa, tủi hổ trước sự xa lánh của cộng đồng do con, cháu họ không may nhiễm phải căn bệnh thế kỷ. Sự kỳ thị, phân biệt của cộng đồng đã khiến nhiều người trong số họ là “ng, bà, bố mẹ và vợ mất đi cơ hội kiếm sống vốn đã rất khó khăn. Sự kỳ thị cũng làm cho họ kh”ng dám bộc lộ nỗi khổ tâm của mình, mà chỉ âm thầm chịu đựng chống chọi với mọi khó khăn, thách thức về quản lý, chăm sóc giáo dục người nghiện, người nhiễm trong gia đình. Chính điều này đã làm cho người cao tuổi không còn tâm trí thời gian cũng như tiền bạc để chăm lo cho bản thân mình, trong khi chính họ cũng đang ở độ tuổi cần được chăm sóc và hỗ trợ. Sức khoẻ của họ cũng vì thế mà càng giảm sút hơn.


Vai trò của người cao tuổi trong phòng chống AIDS

Theo báo cáo gần đây của UNAIDS, 90% sự chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS điễn ra tại nhà, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hầu hết công việc chăm sóc người bệnh đều dồn lên vai người phụ nữ. Một nghiên cứu của Thái Lan đã chỉ ra rằng 70% người nhiễm được cha mẹ hoặc hàng xóm cao tuổi chăm sóc trước khi qua đời. ở nước ta, kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ dự án VIE 011 cho thấy khi trong gia đình có người nhiễm HIV/AIDS thì bố mẹ luôn là người bên cạnh và là người chăm sóc chính. Trong những gia đình có người bị nhhiễm HIV/AIDS, gánh nặng chăm sóc người nhiễm và trẻ em mồ côi do AIDSđè nặng lên vai người cao tuổi.

 

Việc chăm sóc người nhiễm HIV/AIDStại nhà và cộng đồng đem lại nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội, nhưng rất ít người nhận ra rằng phần lớn những người tham gia chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và cộng đồng chính là người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi. Điều đáng nói là họ đang thực hiện vai trò đó với một trách nhiệm lớn lao và một tình thương yêu vô bờ bến mà không có bất cứ đòi hỏi nào. Rất nhiều người cao tuổi, kể cả người bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã và đang là tuyên truyền viên tích cực trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt là những thành viên của câu lạc bộ Đồng cảm Người cao tuổi. Là những người được kính trọng và có uy tín tại cộng đồng, tiếng nói của những người cao tuổi dễ được lắng nghe và thuyết phục hơn. Đã có rất nhiều người cao tuổi đến từng gia đình của người nhiễm HIV/AIDS để động viên an ủi và vận động các thành viên trong gia đình họ tham gia vào hoạt động của câu lạc bộ nhằm giúp gia đình người nhiễm tiếp cận được với kiến thức, kỹ năng dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS. Với những vai trò và sự đóng góp to lớn đó, người cao tuổi đang là lực lượng kh”ng thể thiếu trong cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ.


Khánh Toàn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân
(HGĐT) Do đặc thù là một huyện vùng cao núi đá, về mùa đông, Đồng Văn là một trong những nơi có khí hậu lạnh của tỉnh, thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh như: Viêm phổi cấp, nhiễm khuẩn hô hấp, cúm, sởi..., đặc biệt là ở người già và trẻ em từ 0 - 5 tuổi.
30/11/2007
Tổ chức nhiều buổi truyền thông chuyển đổi hành vi DS- SKSS
(HGĐT)- Hội LHPN tỉnh là một trong những tổ chức hội, đoàn thể phối hợp với BQL Dự án VNM7PG0001 thực hiện công tác truyền thông chuyển đổi hành vi dân số- sức khoẻ sinh sản (DS - SKSS). Địa bàn triển khai hoạt động bao gồm các huyện: Yên Minh, Đồng Văn, Xín Mần.
28/11/2007
Hội thi tuyên truyền phòng, chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS
(HGĐT)- Ngày 25.11, Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm của tỉnh tổ chức cuộc thi tuyên truyền phòng, chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và phòng, chống các tệ nạn xã hội trong khối trường học tại huyện Vị Xuyên.
27/11/2007
Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ huyết áp cao và bệnh tim
Phụ nữ hút hai bao thuốc lá mỗi ngày sẽ tăng 21% nguy cơ cao huyết áp và những rủi ro khác như bệnh tim. Ðây là kết quả công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, công bố trên tạp chí Giáo dục tim mạch của Mỹ số ra ngày 20-11.
26/11/2007