Ngộ độc thực phẩm làm thiệt hại 200 triệu USD/năm
Hàng năm Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu trường hợp nhiễm độc từ thực phẩm, gây thiệt hại hơn 200 triệu USD. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra con số này ngày trong một hội thảo về anh toàn thực phẩm ngày hôm qua.
Tổ chức này cũng chỉ ra rằng, lương thực, thực phẩm chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong đối với con người trên thế giới hiện nay. Ngay cả với các nước phát triển, việc ngộ độc do lương thực, thực phẩm luôn luôn là vấn đề bức xúc và hết sức gay cấn.
Quản lý vệ sinh thực phẩm quá lỏng lẻo
Theo khuyến cáo của WHO và FAO, các hoạt động kiểm soát ATTP phải đảm bảo từ “trang trại đến bàn ăn”, tức là phải đảm bảo từ khâu nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến, lưu thông và tiêu dùng. Do đó, các hoạt động này phải do Chính phủ và chính quyền các cấp trực tiếp điều hành. Cơ quan quản lý chuyên ngành ATTP có nhiệm vụ giúp Chính phủ và cơ quan điều hành và điều phối các hoạt động ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm cho xã hội.
Tại Việt
Thực trạng hiện nay cho thấy việc điều hành các hoạt động ATTP của chính quyền các cấp, các Bộ, cơ quan quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn nhiều bất cập.
Hành langpháp lý về quản lý ATTP cơ bản là đầy đủ, song biến các quy định này thực tế còn rất hạn chế. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cho đến nay mới chỉ có 22/64 tỉnh, thành phố làm tốt công tác triên khai, báo cáo và lập kế hoạch về VSATTP, 30 – 40% các phường xã có kế hoạch và chỉ đao các hoạt động ATTP tại địa phương của mình. Như vậy cho thấy, ngay ở tuyến cơ sở, không có sự chỉ đạo về ATTP thì chắc chắn không thể có thực phẩm an toàn từ trang trại được.
Các quy định về tiêu chuản điều kiện VSATTP cho các loại hình sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Y tế và các BỘ, ngành ban hành khá đầy đủ, song không được thực hiện. Hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn trường học, các khu công nghiệp, chợ kinh doanh thực phẩm đã xảy ra...
Chính phủ phải chịu trách nhiệm chính
Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, trong giai đoạn 2000-2006 đã có 174 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể với 14.653 nạn nhân; 97 vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với9.898 nạn nhân; 58 vụ ngộ độc thực phẩm trong các trường học với 3.790 cháu bị ngộ độc thực phẩm và 2 cháu bị chết; 161 vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố với 7.688 người mắc và 7 người chết. |
Trước những nảy sinh phức tạp của vấn đề ATTP, tháng 1/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có họp hội nghị toàn quốc để bàn về bảo đảm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Theo đó, 11 cơ quan chức năng Nhà nước chịu trách nhiệm về từng khâu như sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phụ trách, chế biến thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương... và trên bàn ăn là Bộ Y tế...
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, thì việc phân công như vậy làm cho ranh giới mỗi khâu không rõ ràng, có khâu có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm, nhưng có khâu lại không có ai chịu trách nhiệm chính nên dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, đùn đẩy trách nhiệm, kết quả là công việc không tiến triển được.
Theo ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch, tổng thư ký Hội TC & BVNTDVN, để giải quyết tình trạng này, Nhà nước cần có các quy định rõ ràng trách nhiệm cho một cơ quan chịu trách nhiệm và điều phối mọi công việc có liên quan và chịu trách nhiệm chung với Nhà nước và người tiêu dùng.
Trước hết cần hướng dẫn cho các nhà sản xuất, cả nông nghiệp và công nghiệp về trách nhiệm xã hội. Cần có quy hoạch và kế hoạch sản xuất đủ thực phẩm an toàn và có phương thức phân phối thuận tiện cho người tiêu dùng, tạo thói quen sử dụng thực phẩm an toàn có nguồn gốc. ”Người tiêu dùng có quyền được nhận thông tin đầy đủ, chính xác từ phía các cơ quan quản lý và nhà sản xuất”, ông Phan nói.
Ý kiến bạn đọc