Virus lợn tai xanh lưu hành tại VN là chủng độc lực cao

09:06, 26/09/2007

Đây là thông tin được ông Hoàng Văn Năm , Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN & PTNT đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 25/9.


Theo ông Năm, kết quả phân tích do đoàn chuyên gia của tổ chức Nông lương thế giới (FAO), cho thấy chủng virus bệnh tai xanh đang lưu hành trên đàn lợn tại Việt Nam hiện nay là chủng độc lực cao.

Điều đó đồng nghĩa với việc những con lợn mắc bệnh sẽ bị sốt cao hơn, tỉ lệ tử vong cao hơn, dịch bệnh lan nhanh hơn.

Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy, 99% các chủng đang lưu hành tại Việt Nam tương đồng với các chủng virus đang lưu hành tại Trung Quốc.

Theo thống kê của Cục Thú y, hiện trên toàn quốc có 3 tỉnh có lợn mắc bệnh tai xanh là Khánh Hòa, Cà Mau và Lạng Sơn, trong đó, tại tình hình dịch tại tỉnh Cà Mau đặc biệt phức tạp.


Tiền phong

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh tập trung phòng, chống bệnh tai xanh ở lợn
(HGĐT)- Hiện nay, bệnh tai xanh hay còn gọi là dịch liên cầu khuẩn, hoặc gọi là bệnh hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn do một loại vi khuẩn có tốc độ lây lan rất nhanh lây sang người đang là mối đe doạ đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
31/08/2007
Để Công tác dân số ở Phương Độ thực sự gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH
(HGĐT)- Tính đến thời điểm hiện nay, xã Phương Độ (TXHG) có 762 hộ, 3.645 khẩu, số phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 có chồng là 779 chị. Những năm qua, công tác dân số - KHHGĐ ở Phương Độ luôn đạt tỷ lệ giảm sinh vững chắc, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%.
31/08/2007
Góp sức cùng Yên Minh phát triển toàn diện
(HGĐT)- Yên Minh là một trong 3 huyện của tỉnh được chọn làm điểm thực hiện Chương trình hợp tác với UNFPA thông qua Dự án Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ sức khoẻ sinh sản (SKSS). Hoạt động của dự án đã nâng cao nhận thức người dân về công tác chăm sóc SKSS và trẻ sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số, từ đó góp phần cùng toàn huyện thực hiện thành công các chỉ tiêu
30/08/2007
Một số suy nghĩ về vấn đề ATVSTP của nước ta hiện nay
Nếu một người hoạt động bình thường, có đời sống lành mạnh trong điều kiện môi trường lý tưởng, người ta có thể sống được 120 năm. Nhưng thực tế không diễn ra như vậy, bởi vì có vấn đề thừa hoặc suy dinh dưỡng, vấn đề bệnh tật, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) không được bảo đảm.
29/08/2007