Họp ban chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bổ sung năm 2007

17:01, 21/09/2007

(HGĐT)- Sáng 21.9, Ban chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bổ sung năm 2007 của tỉnh đã họp gồm các ngành thành viên: Sở Y tế (Phó trưởng ban Thường trực), Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở VH-TT, Tài chính, Công an, Quân sự, Biên phòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hà Giang, Đài PT-TH tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh.


Đồng chí Vương Mí Vàng, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

 

Xuất phát từ mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào năm 2010, trong các năm 2002, 2003, chương trình tiêm chủng mở rộng đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi mũi 2 trên phạm vi toàn quốc. Sau chiến dịch số mắc sởi đã giảm mạnh. Tuy nhiên năm 2006 đã xảy ra các vụ dịch sởi lớn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Số mắc bệnh sởi này tập trung chủ yếu ở lứa tuổi dưới 15, chiếm 60%.

 

Nhằm khống chế cơ bản bệnh sởi tại các tỉnh miền núi và tạo điều kiện để Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào năm 2010, vì sức khỏe trẻ em Việt Nam, tổ chức Y tế thế giới đã hỗ trợ chương trình tiêm chủng mở rộng gồm vác xin sởi, bơm kim tiêm và kinh phí để tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung năm 2007 cho lứa tuổi dưới 20 tại 17 tỉnh phía Bắc trong quý 4. 2007. Đây là đợt tiêm cuối cùng của Bộ Y tế đối với bệnh sởi.

 

ở tỉnh ta số lượng trong độ tuổi phải tiêm được tính theo ngày tháng năm sinh từ 1.1.1987 đến 31.12.2006 khoảng gần 280.000 người. Đó là các đối tượng: Tuổi mẫu giáo, nhà trẻ, học sinh tiểu học, THCS, THPT, học sinh các trường trung cấp, cao đẳng, dạy nghề, các đơn vị quân đội, biên phòng, công an, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn trong tỉnh; các đối tượng trong độ tuổi nhưng không tham gia vào các cơ quan, tổ chức nêu trên; các đối tượng trong độ tuổi vãng lai sống trên địa bàn toàn tỉnh... Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo, triển khai chiến dịch tiêm vác xin phòng sởi bổ sung lần này, thực hiện theo phương thức tiêm cuốn chiếu toàn tỉnh, được chia làm 3 đợt, phân thành các khu vực; mỗi khu vực chia 3 đợt tiêm. Khu vực các huyện: Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, thị xã Hà Giang sẽ tiêm trước, bắt đầu từ ngày 3.11 và kết thúc vào 11.11.2007; khu vực hai gồm các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, bắt đầu từ 15.11 và kết thúc 27.11.2007; khu vực ba gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê bắt đầu từ ngày 29.11 và kết thúc 11.12.2007.

 

Các huyện, xã phải thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết chiến dịch tiêm vắc xin sởi ở cấp mình. Từ tỉnh xuống cơ sở phải mở được hội nghị quán triệt và tập huấn về nội dung, chương trình và phương pháp tiến hành, bảo đảm mục tiêu không bỏ sót đối tượng trong độ tuổi, bảo đảm chất lượng tiêm chủng và bảo đảm an toàn tiêm chủng.

 

Ngoài nguồn kinh phí của Bộ Y tế cấp khoảng trên 2 tỷ đồng, để bảo đảm yêu cầu phục vụ cho chiến dịch tiêm vắc xin sởi kết quả tốt nhất, Ban chỉ đạo tỉnh sẽ trình UBND tỉnh cấp bổ sung thêm kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương. Sau chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung tỉnh, huyện sẽ tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện và khen thưởng những tập thể, cá nhân hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.


Tuyết Minh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh tập trung phòng, chống bệnh tai xanh ở lợn
(HGĐT)- Hiện nay, bệnh tai xanh hay còn gọi là dịch liên cầu khuẩn, hoặc gọi là bệnh hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn do một loại vi khuẩn có tốc độ lây lan rất nhanh lây sang người đang là mối đe doạ đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
31/08/2007
Để Công tác dân số ở Phương Độ thực sự gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH
(HGĐT)- Tính đến thời điểm hiện nay, xã Phương Độ (TXHG) có 762 hộ, 3.645 khẩu, số phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 có chồng là 779 chị. Những năm qua, công tác dân số - KHHGĐ ở Phương Độ luôn đạt tỷ lệ giảm sinh vững chắc, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%.
31/08/2007
Góp sức cùng Yên Minh phát triển toàn diện
(HGĐT)- Yên Minh là một trong 3 huyện của tỉnh được chọn làm điểm thực hiện Chương trình hợp tác với UNFPA thông qua Dự án Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ sức khoẻ sinh sản (SKSS). Hoạt động của dự án đã nâng cao nhận thức người dân về công tác chăm sóc SKSS và trẻ sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số, từ đó góp phần cùng toàn huyện thực hiện thành công các chỉ tiêu
30/08/2007
Một số suy nghĩ về vấn đề ATVSTP của nước ta hiện nay
Nếu một người hoạt động bình thường, có đời sống lành mạnh trong điều kiện môi trường lý tưởng, người ta có thể sống được 120 năm. Nhưng thực tế không diễn ra như vậy, bởi vì có vấn đề thừa hoặc suy dinh dưỡng, vấn đề bệnh tật, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) không được bảo đảm.
29/08/2007