Một số suy nghĩ về vấn đề ATVSTP của nước ta hiện nay

13:56, 29/08/2007

Nếu một người hoạt động bình thường, có đời sống lành mạnh trong điều kiện môi trường lý tưởng, người ta có thể sống được 120 năm. Nhưng thực tế không diễn ra như vậy, bởi vì có vấn đề thừa hoặc suy dinh dưỡng, vấn đề bệnh tật, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) không được bảo đảm.


 
Người dân nên mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Chúng ta có một chiếc đồng hồ, nếu dùng được khoảng 20 năm đã là quý. Cơ thể chúng ta hoạt động được đến 80 năm, là vì cơ thể chúng ta luôn luôn có sự chuyển hóa, giúp cho các tế bào trong cơ thể không ngừng đổi mới, từ bắp thịt, nội tạng cho đến xương, răng... Sự đổi mới của các tế bào sẽ chống lại sự đột biến của gen di truyền trong quá trình phát triển của cơ thể, trong một chừng mực nào đó. Sự chuyển hóa này chủ yếu là do gen di truyền, hệ thống hormon, các tín hiệu (signal) giúp cho sự chuyển hóa luôn duy trì trong trật tự và ổn định.

Một người trung bình một ngày tiêu thụ lượng nước uống khoảng 2,5 lít (2,5kg), lượng đồ ăn cũng khoảng 2,5kg, như vậy tổng số sẽ phải tiêu hóa là khoảng 5kg/ngày, 150 kg/1 tháng; 1.800 kg/1 năm, và sẽ là 144.000 kg (144 tấn) cho một đời người 80 năm. Một khối lượng đồ ăn và nước uống rất lớn.

Vấn đề ATVSTP của đất nước ta hiện nay

Tuy ở nước ngoài nhưng tôi cũng thường xuyên theo dõi qua internet, nhận thấy tình hình ATVSTP ở Việt Nam đang trong tình trạng rất bức xúc, vô cùng nguy hiểm không chỉ cho con người Việt Nam hiện nay mà còn cho cả các thế hệ tương lai. Sự mất ATVSTP đi từ khâu sản xuất cho đến tay người tiêu dùng, đó là: các chất kích thích, hormon tăng trọng, thuốc trừ sâu tồn dư quá nhiều trong thực phẩm; các chất bảo quản thực phẩm không cho phép (kháng sinh chloramphenicol, Nitrofuran, Ure...); các chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản, pha chế, nấu nướng (như vi khuẩn độc, nấm, Aflatoxin, 3-MCPD, 1,3-DCP trong nước tương...); các chất phụ gia độc hại dùng trong chế biến vượt quá lượng cho phép (như hàn the, muối diêm...), và kể cả những chất không cho phép như formol, thậm chí nước sơn nhà cửa cũng được dùng để nhuộm màu thực phẩm... là những chất có thể gây ung thư . Mặt khác, vấn đề dùng kháng sinh bảo quản thực phẩm cũng rất nguy hiểm làm cho cơ thể chúng ta bị lờn thuốc kháng sinh. Ngoài ra, những loại hormone tăng trưởng dùng vỗ béo gia cầm (growth hormone) khi còn dư đọng lại trong thực phẩm, sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến việc tích luỹ trong cơ thể con người gây xáo trộn nội tiết, chuyển hóa của cơ thể, như lở mồm long móng, chiều cao tăng trưởng không bình thường, tăng đường huyết gây bệnh tiểu đường, một số bệnh mãn tính khác như béo phì, tăng huyết áp... Vì vậy, việc làm thế nào để khắc phục là vấn đề chúng ta cần nghiên cứu để có biện pháp thỏa đáng.

Một số ý kiến về giải pháp cho vấn đề ATVSTP của nước ta hiện nay

Để xây dựng một đất nước Việt Nam hùng mạnh, hạnh phúc thì người Việt Nam phải có sức khoẻ và phải có trí tuệ. Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề ATVSTP sớm thì thế hệ hiện nay và tương lai sẽ chịu nhiều ảnh huởng nghiêm trọng, bởi vì khi di truyền gen bị đột biến quá mức thì không dễ dàng hồi phục (repair) mà vấn đề chất độc màu da cam là một điển hình. Tôi xin đề xuất một số gợi ý như sau:

Nhà nước nên dành một ngân sách trong 3 năm cho một Dự án tổng thể nhằm giải quyết quyết liệt, triệt để vấn đề ATVSTP (như luật chế tài, xử phạt, tiêu chuẩn cấp phép, hoạt động cho đối tượng sản xuất cho đến giáo dục, nâng cao hiểu biết cho toàn dân, bên cạnh cải thiện, duy trì và phát huy liên tục vấn đề ATVSTP).

Phát huy sức mạnh nhân dân: Nhà nước và nhân dân cùng làm. Cụ thể:

- Các Bộ, ngành có liên quan đến thực phẩm, dinh dưỡng, y tế (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Giáo dục...) trong một Ủy ban liên ngành để phối hợp hành động.

- Tầng lớp trí thức (các thầy cô, các sinh viên, các ngành có liên quan đến thực phẩm, dinh dưỡng), sau đến chính là người dân, người sản xuất, người tiêu dùng hưởng ứng triển khai các chương trình hành động cụ thể do Ủy ban liên ngành tổ chức.

Phát huy vai trò của các trường đại học, cao đẳng trong việc giải quyết vấn đề ATVSTP: các thầy cô, sinh viên từ các trường đại học có liên quan đến lĩnh vực thực phẩm, dinh dưỡng, y tế; đặc biệt là các sinh viên năm thứ 3, thứ 4 đã có một số kiến thức cơ bản về thực phẩm dinh dưỡng. Để tổ chức nghiên cứu điều tra theo từng khu vực, sản phẩm... Hiện nay ở trong nước, các đại học có ngành thực phẩm dinh dưỡng như trường Đại học Bách khoa Hà Nội, TP. HCM, các trường đại học Nông Lâm, Đại học Cần Thơ, An Giang... đều có đủ thực lực tham gia kế hoạch này để góp phần vào việc khắc phục.

- Tăng cường hoạt động của các cơ quan truyền thông (báo đài...), viện nghiên cứu để có cảnh báo kịp thời nơi vi phạm ATVSTP.

- Phổ biến các loại tờ rơi (kỹ thuật công nghệ thông tin ngày nay rất phát triển, việc trình bày nội dung dễ hiểu bằng máy vi tính không quá khó khăn), sách, báo để giáo dục, nâng cao sự hiểu biết, ý thức tự bảo vệ mình cho người sản xuất và người tiêu dùng về ATVSTP. Tham gia các chiến dịch phát động ATVSTP trên toàn quốc.

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Giáo dục... cần có những đường dây nóng (hotline), nhằm tư vấn, trợ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng về luật pháp, tiêu chuẩn về thực phẩm, các vấn đề bảo vệ sức khỏe, cho đến việc tố cáo các hoạt động trái phép...

Thuốc kháng sinh như chloramphenicol và các hóa chất phụ gia, phải được Bộ Y tế quản lý chặt chẽ, không thể để bán tự do tại các chợ.

Có biện pháp xử phạt nặng những người cố tình vi phạm ATVSTP.

Vấn đề ATVSTP trong WTO

Như chúng ta cũng đã biết, việc đất nước ta gia nhập WTO vừa là cơ hội để chúng ta có thể vươn lên hội nhập thương mại quốc tế, nhưng cũng là để chúng ta thấy rõ được chính khả năng mạnh hay yếu của chúng ta trong thị trường cạnh tranh này. Vấn đề ATVSTP là yếu tố quyết định sống còn trong cuộc cạnh tranh thương mại về thực phẩm. Hàng hóa, thực phẩm của Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản, chính phủ và người dân Nhật Bản rất khắt khe, cảnh giác với hàng hóa xuất xứ từ Trung quốc mặc dù được bán với giá rất rẻ. Chính vì vậy, mặt hàng nhập khẩu không bảo đảm ATVSTP thì không thể cạnh tranh trên thị trường các nước phát triển, nơi mà luật pháp và tiêu chuẩn ATVSTP rất rõ ràng để bảo vệ sức khỏe cho người dân sở tại.

Vì vậy, các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam muốn thâm nhập, cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong cuộc hội nhập WTO thì ngay từ bây giờ chúng ta phải quyết liệt giải quyết triệt để vấn đề ATVSTP ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu cho đến sản phẩm tiêu dùng. 


suckhoedoisong.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bệnh liên cầu lợn và cách phòng tránh
Bệnh liên cầu lợn đang bùng phát tại nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, chưa có nhiều người dân hiểu rõ về căn bệnh này. Bạn Nguyễn Hải Nam, Khoa Dịch tễ, Viện Pasteur Nha Trang gửi bài viết cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh và cách phòng tránh tới bạn đọc.
31/07/2007
Giữ sức khỏe trong mùa hè
Mùa nóng, vi khuẩn (vi trùng) sinh sản rất nhanh trong môi trường thức ăn khiến thức ăn rất mau bị hư, chua. Sau đây là 7 bí quyết giúp bạn giữ gìn sức khỏe trong mùa nóng.
30/07/2007
Lợi ích tuyệt vời của rau quả
Ăn nhiều rau quả sẽ giúp hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra chúng còn bảo vệ bạn khỏi các căn bệnh ung thư, đường ruột, chống lại bệnh đục thuỷ tinh thế, và suy giảm thị lực.
28/07/2007
Xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em ở Yên Minh
(HGĐT)- Trong những năm qua, huyện Yên Minh luôn là một trong những đơn vị đi đầu toàn tỉnh trong việc vận động các cơ quan, đơn vị và nhân dân đóng góp tiền xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp. Từ nguồn kinh phí của Quỹ đã góp phần giúp huyện thực tốt công tác hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em tàn tật hoặc bị tai nạn rủi ro.
27/08/2007