Để Công tác dân số ở Phương Độ thực sự gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH
(HGĐT)- Tính đến thời điểm hiện nay, xã Phương Độ (TXHG) có 762 hộ, 3.645 khẩu, số phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 có chồng là 779 chị. Những năm qua, công tác dân số - KHHGĐ ở Phương Độ luôn đạt tỷ lệ giảm sinh vững chắc, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%.
Đến quý III năm 2007, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dung biện pháp tránh thai là 669 cặp. Cùng công tác KHHGĐ, công tác GĐ - TE được đặc biệt quan tâm, với tiêu chí gia đình ít con ấm no hạnh phúc, số trẻ từ 3 -5 tuổi được đến trường đạt 100%, không có trường hợp trẻ em bỏ nhà đi lang thang. Để nâng cao chất lượngdân số, Phương Độ là một trong 2 địa phương của thị xã thực hiện chương trình lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thông qua hoạt động tín dụngtiết kiệm, hiện toàn xã có 120 hộ được vay vốn từ nguồn quỹ này để phát triển sản xuất, nâng cao mức sống.
Đạt được kết quả trên, Ban dân số xã và đội ngũ cộng tác viên dân số ở 9 thôn bản, dưới sự điều hành của cấp uỷ chính quyền địa phương và ủy ban DSGĐ& TE thị xã, đã triển khai kịp thời các đợt tuyên truyền lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHKGĐ. Cùng với kinh nghiệm làm công tác dân số lâu năm của một số cán bộ dân số, Phương Độ ưu tiên tập trung tuyên truyền đến những thôn bản vùng cao, vùng sâu, xa không có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, giúp họ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, làm mẹ an toàn và phòng, chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Ngoài ra, hàng tháng Ban dân số xãlập bảng theo dõi tình hình từng thôn bản, báo cáo kịp thời với cấp trên để cùng đưa ra phương án giải quyết hợp lý.
Tuy nhiên, hiệuquả thực sự của công tác dân số ở Phương Độ cũng như nhiều địa phương khác chưa được phát huy, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên dân số thôn bản. Bởi một lẽ rất đơn giản là công việc thường xuyên của đội ngũ này có nhiều lại chồng chéo, mỗi đợt tuyên truyền lồng ghép dân số hay hướng dẫn cách chăm sóc chị emtrong thời kỳ mang thai đều cần sự quan tâm hướng dẫn của cán bộ dân số thôn bản nhưng mức kinh phí chi cho 1 cộng tác viên chỉ có 50.000 đ/tháng, cán bộ dân số xã 190.000 đ/tháng. Mặt khác, đa phần trình độ của cộng tác viên dân số còn hạn chế...
Để công tác DSGD&TE thực sự gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH một cách hiệu qủa, Phương Độ cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn nữa về công tác quản lý dân số.
Ý kiến bạn đọc