Giữ sức khỏe trong mùa hè

09:14, 30/07/2007

Mùa nóng, vi khuẩn (vi trùng) sinh sản rất nhanh trong môi trường thức ăn khiến thức ăn rất mau bị hư, chua. Sau đây là 7 bí quyết giúp bạn giữ gìn sức khỏe trong mùa nóng.


Ngay sau khi đi chợ về, bạn hãy nhanh chóng làm sạch các loại thức ăn tươi sống. Với những thực phẩm chưa dùng ngay, bạn nên cho vào bao nilon hay hộp đậy nắp, dự trữ ở ngăn đá (với các loại thịt, cá, tôm... sống) hoặc ngăn mát (với các loại rau củ quả).

Phân chia thực phẩm ra những phần nhỏ vừa đủ ăn mỗi bữa trước khi cho vào tủ lạnh. Tránh tình trạng rã đông một miếng thịt lớn, sau đó chỉ cắt một phần nhỏ để dùng, phần còn lại tiếp tục cho vào tủ lạnh... sẽ không tốt về mặt dinh dưỡng vì làm “biến chất, mất chất” thực phẩm.

Khi lựa chọn các loại đồ hộp bạn nên chú ý: Khi vi khuẩn phát triển sẽ sinh hơi, nếu thấy nắp hộp phồng lên là chứng tỏ thực phẩm bên trong đã bị hư mặc dù có thể còn trong hạn sử dụng.

Nên ăn ngay thực phẩm vừa nấu xong để đảm bảo nhiều dinh dưỡng và chưa bị vi khuẩn xâm nhập. Cần nấu chín kỹ để diệt hết các loại vi trùng trong thức ăn.

Ruồi nhặng là một nguyên nhân quan trọng góp phần làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm ngộ độc thức ăn. Mâm cơm cần được đậy cẩn thận. Thức ăn hàng quán tốt nhất là để trong tủ kính che chắn kỹ.

Cảnh giác với những loại thức ăn, nước uống có nhiều màu sắc sặc sỡ vì hương liệu, phẩm màu có thể làm chúng ta bị ngộ độc hoặc ảnh hưởng về sau.

Sữa là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển vì vậy cần bảo quản cẩn thận, nhất là sau khi đã pha thành sữa nước. Sữa bò tươi cần tiệt trùng 70 độ C trong 30 phút, nếu nghi ngờ nên nấu sôi 100 độ C trong 5 phút.


Gia đình.Net.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lợi ích tuyệt vời của rau quả
Ăn nhiều rau quả sẽ giúp hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra chúng còn bảo vệ bạn khỏi các căn bệnh ung thư, đường ruột, chống lại bệnh đục thuỷ tinh thế, và suy giảm thị lực.
28/07/2007
Các biện pháp phục hồi chức năng trong điều trị bỏng
Đối với bệnh nhân bỏng, đặc biệt bệnh nhân bỏng nặng, bỏng sâu, những bệnh nhân phải tháo cụt chi hay những bệnh nhân bị sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo co kéo thì nỗi đau về thể xác dường như chỉ chiếm một phần nhỏ trong sự tổn thương về tâm hồn và nỗi đau về tinh thần.
27/07/2007
Đã có hơn 40 người mắc bệnh liên cầu lợn
Theo thông tin từ Viện Các bệnh nhiệt đới và Truyền nhiễm Quốc gia, đã có hơn 40 người mắc bệnh liên cầu lợn ở Hà Nội và TP.HCM do ăn, tiếp xúc với lợn mắc bệnh nhiễm khuẩn liên cầu, 2 người đã tử vong. Trước tình hình nghiêm trọng đó, Cục Thú y đã tiến hành điều tra bước đầu về cơ chế lây bệnh giữa dịch ở lợn với sức khỏe con người.
26/07/2007
Làm thế nào để nhận biết thịt lợn nhiễm liên cầu khuẩn?
Theo một nhà khoa học, việc nhận biết lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn phải thông qua phòng thí nghiệm nhưng người dân hãy cảnh giác khi thấy triệu chứng "da đỏ, thịt đỏ hơn mức bình thường". "Hãy từ bỏ thói quen ăn tiết canh để tránh nhiễm bệnh", nhà khoa học này khuyên.
26/07/2007