Viêm V.A cần đề phòng biến chứng

15:41, 25/12/2006
Bệnh V.A thường xuyên xảy ra đối với trẻ nhỏ từ 18 tháng đến 6 tuổi. Đặc biệt ở giai đoạn thời tiết có những biến động bất thường như hiện nay, viêm V.A càng có cơ hội gia tăng nhiều hơn. Tình trạng nhiễm bệnh và biến chứng của bệnh này sẽ vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm V.A cấp tính
Là hiện tượng xuất tiết hoặc mủ eủa tổ chức lympho ở vòm họng và hai bên loa vòi, thường gặp ở trẻ em từ 18 tháng tuổi đến 6 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại virus như: innuenza, adenovirus, rhinovirus... Các loại vi khuẩn: streptococcus pneumonia (phế cầu), streptococcus (liên cầu)... kết hợp với những yếu tố thời tiết như: lạnh ẩm đột ngột hoặc kéo dài, cơ thể suy yếu làm virus, vi khuẩn phát triển tại chỗ và gây bệnh. Thường rất ít khi xảy ra viêm V.A cấp đơn thuần mà là viêm toàn bộ đường hô hấp trên với các triệu chứng như sau:

Trẻ sốt và có thể sốt cao từ 39-40oC, mệt mỏi, kém chơi, bỏ ăn; có thể có phản ứng như co giật, khó thở do co thắt thanh môn, cũng có trường hợp phản ứng màng não như: nôn, tiêu chảy... Đồng thời với những biểu hiện trên là một số hiện tượng như: trẻ ngạt tắc mũi, dấu hiệu đầu tiên là có thể tắc mũi hoàn toàn khiến trẻ phải thở bằng miệng, trẻ lớn thì thở ngáy. Ngạt mũi làm trẻ ngủ không yên giấc, ngáy to, hay giật mình. Khi bị V.A cấp tính trẻ còn có hiện tượng chảy mũi cả hai bên, cả mũi trước và mũi sau, mũi nhảy; ngoài ra trẻ còn ho do phản xạ kích thích xuất tiết từ sau thành họng. Viêm V.A cấp thường kéo dài từ 5-7 ngày thì khỏi nhưng bệnh nhi rất hay bị tái phát. Nếu cơ thể suy yếu có thể dẫn tới những biến chứng như:

- Viêm thanh khí phế quẩn: chiếm tỷ lệ cao nhất trong các biến chứng, có thể gây ra những cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm (viêm thanh quản rít) ở trẻ có cơ địa co thắt và làm cho những cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn.

- Viêm tai giữa: biến chứng hay gạp thứ hai, gồm ba loại: viêm tai giữa - xuất tiết , viêm tai giữa mủ - nhảy và viêm tai giữa mủ nguyên nhân của tình trạng này là do hiện tượng tắc vòi nhĩ và vi khuẩn di vào tai giữa qua vòi Eustache.

- Viêm khuẩn dường tiêu hóa: gây đau bụng đi ngoài.

- Viêm hạch: thường viêm hạch trên nhiều rùng ở cổ, đặc biệt lưu ý viêm hạch Gillete gây ra áp xe thành họng ở trẻ nhỏ.

- Viêm mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, chảy nước mắt.

- Ngoài ra còn gây viêm xoang, viêm mũi, viêm thận (albumin niệu tăng)

Để phòng tránh những biến chứng trên, khi được bác sĩ chấn đoán là trẻ bị viêm V.A, các bậc bố mẹ cần làm ngay những việc sau: giữ ấm cho trẻ, để trẻ được nghỉ ngơi, nhỏ thuốc mũi (thuốc sát khuẩn và thuốc chống viêm) và điều tn biến chứng. Chú ý, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi trẻ sốt cao.

Viêm V.A mạn tính
Là quá trình viêm quá phát xơ hóa tổ chức lympho ở vòm họng và hai bên loa vòi sau viêm cấp nhiều lần, thường gặp ở trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi. Nguyên nhân chính là do viêm V.A cấp nhiều đợt làm tổ chức V.A quá phát, do cơ địa của trẻ và cũng do cả vi khuẩn streptococcus pneumonia, streptococcus... vàinnuenzavirus, adenovirus , rhinovirus... tạo nên. Những trẻ mắc bệnh này, cơ thể thường phát triển chậm so với trẻ cùng lứa tuổi, người mảnh khảnh, yếu ớt kém nhanh nhạy, đêm ngủ hay giật mình, có thể đái dầm, chân tay lạnh; đãng trí, kém tập trung tư tưởng do tai nghễnh ngãng, thiếu oxy não kéo dài, người gầy hoặc béo bệu, hay sốt vặt.

Ngạt mũi là triệu chứng chính xuất hiện đầu tiên, ngạt từ ít đến nhiều cả hai bên, liên tục làm trẻ phải há miệng để thở, giọng nói kín mũi, ngủ ngáy; chảy mũi nhảy kéo dài hằng tháng (thò lò mũi xanh), có thể gây loét tiền đình mũi; nghe kém do bán tắc hoặc tắc vòi nhĩ; khi bú, ăn dễ bị sặc hay nôn. Để xác định bệnh chính xác cần đến bác sĩ chuyên khoa: soi mũi trước, mũi sau, vòm họng, họng, khám tai, chụp X quang vùng họng mũi.

Trẻ em bị V.A mạn tính thường dễ bị viêm đường hô hấp dưới và các biến chứng viêm nhiễm. Nếu V.A quá to và để kéo dài dễ đưa tới các biến chứng về chậm, phát triển thể chất và tinh thần. Ở người lớn nếu còn V.A có thể gây nhức đầu, ngủ ngáy.

Điều trị viêm V.A mạn tính theo ngoại khoa là cơ bản phối hợp với nội khoa, theo dõi chặt chẽ để phát hiện biến chứng. Nếu V.A còn nhỏ, ít gây viêm tấy thì nhỏ mũi bằng dầu gomenol 1%, mỗi ngày từ 1-2 lần dung dịch chloroycetine 0,4%; bệnh nặng nên tiến hành nạo V.A và điều trị biến chứng của viêm V.A.

Cách dự phòng đối với viêm V.A tốt nhất là tránh để trẻ bị lạnh đột ngột cần sống trong môi trường trong sạch lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh sẽ đẩy mọi thứ bệnh tật đi.


(Theo nhandan.com.vn)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành y tế Hà Giang nỗ lực phòng, chống HIV
Mặc dù chưa phải là “điểm nóng” của cả nước, nhưng tình hình dịch HIV ở Hà Giang vẫn diễn biến phức tạp, có chiều tăng, lây lan ra diện rộng. Tính đến ngày
25/12/2006
Thuốc an thần ở quanh ta
Hầu hết thuốc ngủ tân dược đều thuộc nhóm thuốc hướng thần, phải được bác sĩ kê đơn. Trong khi đó có những cây thuốc nam cho những vị thuốc an thần kinh trị chứng mất ngủ, khó ngủ khá hiệu quả, lại rẻ tiền, dễ kiếm và chế biến rất đơn giản.
20/12/2006
Thuốc giả đang tấn công người bệnh
TT - Thông tin tại hội thảo “Thuốc giả: nguy cơ và thách thức” do Sở Y tế TP.HCM và Công ty Pfizer phối hợp tổ chức sáng 15-12 cho thấy thuốc giả được đưa vào VN dưới nhiều hình thức, nhiều đường, nhiều loại khác nhau.
20/12/2006
Hạn chế thực phẩm làm tăng lượng cholesterol
Sự gia tăng cholesterol trong máu phụ thuộc vào chế độ ăn. Những thức ăn có nhiều cholesterol là mỡ động vật, thịt có màu đỏ, tôm, lòng heo, lòng bò, óc, trứng, dầu dừa...
20/12/2006