Hà Giang với công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất

17:45, 08/06/2011

HGĐT- Từ ngày 1.7.2010, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4. 3.2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản chính thức có hiệu lực. Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 6.12. 2010 của Bộ Tư pháp cụ thể hoá hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định này.


Đây là 2 văn bản quy phạm pháp luật xương sống cho bán đấu giá tài sản hoạt động. UBND tỉnh đã có Công văn chỉ đạo số: 3996/UBND-NC ngày 7.12.2010 V/v thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP; Sở Tư pháp có Công văn sô:193/STP-BTTP ngày 17.3. 2011 V/v thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh trong công tác bán đấu giá tài sản. Như vậy, hành lang pháp lý đã thuận lợi hoạt động này dự báo sẽ ngày càng sôi động và hiệu quả.


Điểm mới và nổi bật nhất khi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ra đời đó là UBND các cấp không được thành lập Hội đồng để bán đấu giá Quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Việc tổ chức bán đấu giá Quyền sử dụng đất được giao cho các tổ chức bán đấu giá chuyện nghiệp thực hiện.


Hà Giang tỉnh miền núi khó khăn, địa bàn trải rộng. Hoạt động bán đấu giá tài sản nói chung, công tác bán đấu giá Quyền sử dụng đất nói riêng đã và đang từng bước được xã hội hoá, tổ chức thực hiện một cách khoa học có chiều sâu, ngày càng chuyên nghiệp hơn, ít tốn kém hơn. Chỉ tính từ khi Nghị định này có hiệu lực đến hết tháng 5.2011: Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh - Đơn vị duy nhất có chức năng bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang (trực thuộc Sở Tư pháp), thì trong 34 Hợp đồng đã ký, chỉ có 8 Hợp đồng bán không thành, tổng giá trị vượt khởi điểm lên đến 1.316.637.000đ. Tổng số phí thu được là: 73.091.870đ, nộp ngân sách nhà nước là: 21.927.561đ.


Quỹ đất Hà Giang được quy hoạch để bán đấu giá chủ yếu nằm rải rác trung tâm các huyện, xã trong toàn tỉnh. Việc tổ chức bán thực tế đều do Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp đảm nhiệm, song với trách nhiệm, sự cố gắng của tập thể cán bộ lãnh đạo Trung tâm công tác bán đấu giá Quyền sử dụng đất đã gặt hái được nhiều thành công. Các Hợp đồng bán đấu giá Quyền sử dụng đất đều được tổ chức thực hiện công khai, dân chủ đúng trình tự của Nghị định số: 17/2010/NĐ-CP. Trong 34 Hợp đồng thì có tới 11 Hợp đồng bán đấu giá Quyền sử dụng đất. Trung tâm tổ chức bán đấu giá Quyền sử dụng 13.916,90m2 chia làm 145 thửa ra bán đấu giá. Bán thành 86 thửa tổng trị giá bán vượt khởi điểm tăng thu cho ngân sách các huyện là: 1.251.900.000đ. Thu phí hồ sơ: 35.360.000đ. Nộp ngân sách: 10.608.000đ. Trung tâm đã giải quyết một khối lượng công việc đồ sộ cho cấp cơ sở, không gây ách tắc thực hiện bán đấu giá theo đúng quy định vừa nhanh chóng vừa chuyện nghiệp.


Do đặc thù của Hà Giang là tỉnh nghèo, điều kiện về nguồn lực còn hạn chế. Một điểm dễ thấy nhất là tất cả phương án bán đấu giá Quyền sử dụng đất do các huyện xây dựng đều trong tình trạng đấu giá thô. Một số khu đất đưa ra bán đấu giá đều chưa hoàn thiệnhệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước sinh hoạt. Một số thửa đất sau khi đã được phê duyệt phương án đưa ra bán đấu giá vẫn còn vướng mắc trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng, vẫn còn tài sản trên đất, chưa thống nhất về lộ trình cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá, tình trạng thanh toán các khoản chi phí tổ chức bán đấu giá Quyền sử dụng đất khi Trung tâm thu phí hồ sơ không đủ bù đắp là rất chậm... Trong thời gian tới, đề nghị UBND các huyện quan tâm hơn, chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện phối hợp Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ; tăng cường tuyên truyền phổ biến hơn nữa Nghị định số: 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản để công tác áp dụng thực hiện Nghị định này một cách nhất quán và thông suốt.


BÙI HOÀNG KIÊN (TT Dịch vụ BĐG TS - Sở Tư pháp tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khát vọng làm giàu
Thay đổi cuộc sống của mình cũng như của địa phương là khát vọng của nhiều bạn trẻ trong số 300 thanh niên được lựa chọn tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến học tập làm theo lời Bác diễn ra đầu tháng 6 tại TPHCM.
31/05/2011
Yên Minh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
HGĐT- Trong những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực ở Yên Minh có sự chuyển biến đáng kể. Dù vậy, trong điều kiện một huyện nghèo, trình độ dân trí thấp thì nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới vẫn là vấn đề được Đảng bộ, chính quyền và các ngành chức năng quan tâm.
08/06/2011
Nỗ lực thúc đẩy các hoạt động của Chương trình Chia sẻ
HGĐT- Trong 6 tháng đầu năm 2011, Chương trình Chia sẻ giai đoạn II thực hiện trên địa bàn các xã của huyện Hoàng Su Phì đều tuân thủ đúng những quy định tại Hiệp định và văn kiện dự án đó là: Quán triệt nguyên tắc phân cấp trao quyền, phát huy sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện, qua đó giúp tăng cường năng lực của các cấp chính quyền, của cán bộ và người
08/06/2011
Ngành GTVT với công tác đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ sắp tới
HGĐT- Với chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) ở một tỉnh đặc biệt khó khăn về địa hình, thời tiết thường diễn biến phức tạp, nhất là về mùa mưa, Sở GTVT hiện trực tiếp quản lý, sửa chữa, đảm bảo giao thông 14 tuyến đường trong tỉnh với tổng chiều dài 811km. Địa hình, thời tiết là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho nhiệm vụ của những
08/06/2011