Xây dựng nông thôn mới, quan điểm chỉ đạo và cách tiếp cận mới

21:48, 09/05/2011

HGĐT- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 là chương trình lớn, mang tính tổng hợp và toàn diện, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Hiện nay, cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng đang tập trung triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 


Trên thực tế, xây dựng nông thôn mới  là “của dân, do dân, vì dân”, nên trong chỉ đạo, tổ chức thực hiên cần luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đòi hỏi có sự tham gia của người dân ngay từ đầu, đồng thời tích cực huy động xã hội hoá nguồn lực đầu tư để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới cấp xã trước hết phải làm tốt công tác lập quy hoạch theo 19 tiêu chí nông thôn mới của UBND tỉnh và phù hợp quy hoạch phát triển KT-XH địa phương, nhằm đạt mục tiêu đưa nông thôn phát triển toàn diện theo hướng văn minh, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn từng bước nâng lên...


Vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nông thôn mới hiện nay là phải nắm vững quan điểm chỉ đạo và cách tiếp cận mới. Theo đó, quan điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị; đây không phải là chương trình đầu tư của Nhà nước mà là chương trình vận động toàn xã hội tham gia. Vì vậy, cần tránh tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước mà nên có cách tiếp cận mới, cách làm mới thì mới thành công, theo 3 phương thức là: thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; lồng ghép các Chương trình MTQG, các dự án một cách đồng bộ; huy động XHH nguồn lực đầu tư để xây dựng nông thôn mới.


Bên cạnh đó, quá trình triển khai thực hiện, từ việc xác định rõ thực trạng cần xác định những tiêu chí dễ làm, ít tốn thì làm trước và duy trì, nâng chất; đồng thời chọn làm trước những tiêu chí có tính đột phá để tạo điều kiện thực hiện các tiêu chí khác... Song song đó, tiếp cận và phát huy những công trình KT- XH hiện có ở nông thôn đang phát huy tác dụng tốt; tránh tư tưởng phá bỏ cái đã có để xây dựng khang trang, quy mô lớn hơn, đẹp hơn vì không có kinh phí đầu tư... Tuy vậy, cần chú ý, khi quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã phải tính đến quy hoạch sử dụng đất cho các công trình nhằm đảm bảo sau này có điều kiện nâng cấp, mở rộng để đạt chuẩn.


Trong điều kiện nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ các Chương trình MTQG và vốn huy động được, thì nên ưu tiên đầu tư cho phát triển sản xuất, hệ thống giao thông- thủy lợi nội đồng, mở rộng ngành nghề TTCN, dịch vụ- thương mại ở nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân là mục tiêu hướng đến của xã nông thôn mới. Tránh việc lo đầu tư xây dựng CSHT nhưng chưa cải thiện được đời sống vật chất, tinh thần của nông dân thì xã nông thôn mới không có ý nghĩa.


Do vậy, trong Hướng dẫn những vấn đề cần quan tâm đề xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh đã yêu cầu cần phải lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, các Sở, ngành phụ trách tiêu chí NTM và UBND huyện, xã cần có cách tiếp cận mới, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung lại kế hoạch hành động của ngành, Đề án XD NTM cấp tỉnh, huyện, xã cho phù hợp, khả thi; nhất là về nguồn lực đầu tư phải theo tinh thần Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tức 40 % vốn đầu tư từ NSNN và 60% là huy động XHH nguồn lực tham gia, gồm vốn tín dụng, doanh nghiệp, huy động các nguồn vốn hợp pháp, vốn dân./.


TRẦN HẢI DƯƠNG (Văn phòng UBND tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ
Hưởng ứng chương trình Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ của Liên hợp quốc giai đoạn 2011-2020, sáng 24-4, tại Hải Dương, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia và UBND tỉnh Hải Dương phối hợp tổ chức lễ phát động và ra quân 50 đội thanh niên tình nguyện (TNTN) tuyên truyền, đảm bảo trật tự ATGT.
28/04/2011
Tạo màu xanh cho Cao nguyên đá Đồng Văn
Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá được chính phủ phê duyệt từ năm 2008. với biện pháp quản lý, triển khai có hệ thống, bài bản cùng với các chính sách đổi mới, phù hợp nên dự án đạt được nhiều kết quả tích cực sau 3 năm thực hiện. dự án không chỉ tạo màu xanh cho cao nguyên đá đồng văn mà còn tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội của
25/04/2011
Khánh thành Nhà máy Nước sinh hoạt tại thị trấn Vinh Quang
HGĐT- Ngày 19.4, huyện Hoàng Su Phì đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng công trình Nhà máy cấp nước sinh hoạt tại thị trấn Vinh Quang.
22/04/2011
Sở y tế: Tặng 25 bộ bàn ghế cho trường Mầm non xã Thái An
HGĐT- Tiếp tục công tác hỗ trợ, giúp đỡ xã khó khăn do đơn vị phụ trách, ngày 20. 4, lãnh đạo Sở Y tế đã đến thăm và trao tặng 25 bộ bàn ghế với trị giá gần 14 triệu đồng cho trường Mầm non xã Thái An, huyện Quản Bạ.
22/04/2011