Hội thảo về Giải pháp huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và người dân trong phòng, chống tham nhũng
HGĐT- Ngày 14.10, tại Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân chủ và Pháp luật Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo về Giải pháp huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và người dân trong phòng, chống tham nhũng.
Dự Hội thảo có lãnh đạo Ban Dân chủ và Pháp luật Trung ương MTTQ Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng. Về phía tỉnh ta có các đại biểu là lãnh đạo ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức thành viên của MTTQ; Thanh tra Nhà nước; Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh; chuyên viên UBND tỉnh; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thị xã, phường Minh Khai, Nguyễn Trãi.
Chương trình nâng cao năng lực phòng, chống tham nhũng (PCTN) cho các tổ chức xã hội và người dân được tổ chức thực hiện tại 9 tỉnh, trong đó có Hà Giang. Đối với tỉnh ta đã tổ chức khảo sát và thảo luận nhóm 2 đợt tại xã Yên Định, Minh Sơn (Bắc Mê); phường Minh Khai, Nguyễn Trãi (thị xã Hà Giang).
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe trình bày tóm tắt báo cáo kết quả khảo sát tại 3 tỉnh (Thái Bình, Hà Giang, thành phố Đà Nẵng) về giải pháp huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và người dân trong PCTN. Kết quả khảo sát cho thấy, nguyên nhân các tổ chức xã hội và người dân chưa tham gia tích cựctrongPCTN do:Nănglực của các tổ chức xã hội còn thấp so với nhu cầu thực tế; thiếu chế tài bảo vệ người tố cáo tham nhũng; không có lợi ích kinh tế cho người tố cáo tham nhũng; chưa biểu dương, động viên người tố cáo… Các giải pháp huy động chủ yếu của các tổ chức xã hội và người dân là tăng cường năng lực tổ chức xã hội; có chế tàibảo vệ người tố cáo; đảm bảo lợi ích cho người tố cáo… từ đó các tổ chức xã hội và người dân được lấy ý kiến đưa ra các phương thức nâng cao năng lực như: Triệu tập các tổ chức, đoàn thể đến nghe phổ biến về PCTN, đọc thông báo trên các phương tiện truyền thông công cộng, gửi văn bản tới các gia đình ít thực hiện nhất, đặc biệt quan tâm đến các năng lực và kỹ năng cần nâng cao như: Phương thức vận động phát hiện, tố giác tham nhũng; kỹ năng giám sát; nội dung chủ yếu của Luật Phòng, chống tham nhũng; phương thức phối hợp; kỹ năng xác minh. Điều đó phản ánh rằng, nội dung nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng chính là cách thức vận động, phát hiện, tố giác tham nhũng. Chức năng chủ yếu của các tổ chức xã hộivà cộng đồng không phải là điều tra, xử lý các vụ việc tham nhũng nên kỹ năng xác minh vụ việc ít được chú ý hơn so với các cách thức khác. Từ thực tế trên cho thấy, việc tuyên truyền phổbiến Luật Phòng, chống tham nhũng vẫn mang tính phong trào, chủ yếu thực hiện những việc dễ làm. Qua các đợt khảo sát cũng cho thấy, những lĩnh vực mà các tổ chức xã hội và cộng đồng ít có cơ hội tham gia PCTN là Hải quan, Hộ tịch hộ khẩu và một số lĩnh vực nhạy cảm như: Tổ chức cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; tuyển dụng viên chức; thu chi ngân sách… Báo cáo khảo sát còn cho thấy ý kiến của người trả lời về các phương thức hiệu quả để nâng cao năng lực tham gia PCTN cho các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng dân cư là tập huấn, sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, báo cáo tấm gương điển hình về PCTN.
Đại biểu dự Hội thảo đã tập trung thảo luận, trả lời câu hỏi, Vì sao MTTQ và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội dân sự và người dân chưa tích cực vào cuộc tham gia phòng, chống tham nhũng. Đưa ra cácbiện pháp, giải pháp để các tổ chức xã hội dân sự và người dân tham gia tích cực hơn Luật Phòng, chống tham nhũng.
Ý kiến bạn đọc