Hiệu quả từ các mô hình Thanh niên phòng, chống tệ nạn xã hội ở Hà Giang

16:51, 30/10/2009

HGĐT - Hiện nay, toàn tỉnh có 264 đoàn cơ sở với 3.068 chi đoàn, 190.000 thanh niên, chiếm khoảng 28% dân số của tỉnh. Những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa và chuyển đổi vận hành nền kinh tế thị trường ở nước ta, bên cạnh những thành tựu to lớn về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được, các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã làm hồi phục, nẩy sinh một số các tệ nạn xã hội (TNXH) như: Ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS… Tính đến tháng 9 năm 2009, toàn tỉnh có 595 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội, trong đó dưới 16 tuổi là 262 người.


Nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong những năm qua, Uỷ ban hội LHTN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội trong toàn tỉnh bám sát và thực hiện tốt Nghị quyết 05/CP ngày 24.1.1993, của Chính Phủ về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm; Nghị quyết số 06/CP ngày 26.1.1993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Để thực hiện tốt nghị quyết của Chính phủ, các cơ sở Hội đã tích cực thành lập các mô hình can thiệp tại cộng đồng nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS cho ĐVTN trong toàn tỉnh. 5 năm qua, từ năm 2004 đến 2009, các cấp bộ đoàn đã xây dựng được nhiều loại hình tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, như: Các Câu lạc bộ (CLB) thanh niên, các đội, nhóm theo ngành nghề sở thích; các đội hình thanh niên tình nguyện, các đội, nhóm các CLB phòng, chống TNXH... các loại hình này đã thu hút đông đảo ĐVTN tham gia hoạt động. Thông qua đó đã có tác động mạnh tới nhận thức của ĐVTN về phòng, chống các TNXH, góp phần xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh, thực hiện tốt công tác phòng, chống ma tuý, mại dâm, HIV/ AIDS tại cộng đồng.


Hiện nay, toàn tỉnh đã có 1.806 CLB với trên 10 nghìn hội viên tham gia hoạt động, CLB thanh niên là diễn đàn tổ chức tự nguyện do thanh niên tổ chức nhằm đoàn kết tập hợp thanh niên tham gia vào các hoạt động kinh tế - chính trị - văn hoá xã hội. CLB thanh niên hoạt động đạt hiệu quả cao với nhiều tên gọi khác nhau như: CLB gia đình trẻ; CLB sức khoẻ sinh sản vị thành niên; CLB văn nghệ - thể thao; CLB thơ, nhạc; CLB pháp luật... trong đó có gần 200 CLB pháp luật, các loại hình này được tập hợp với mục đích đoàn kết tập hợp thanh niên tham gia vào tổ chức đoàn - hội. Tham gia hoạt động hội viên được nâng cao hiểu biết về công tác dân số - sức khoẻ - môi trường - phòng, chống các TNXH; được tham gia các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về pháp luật, tham gia hoạt động VHVN-TDTT tại cộng đồng, được hỗ trợ vốn, vay vốn phát triển kinh tế gia đình, được tập huấn kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển sản xuất tăng thêm thu nhập cho gia đình, xoá đói giảm nghèo làm giàu chính đáng. Các hội viên cam kết không sinh con thứ 3… Từ năm 2004 đến nay, các CLB đã tuyên truyền được hơn 2 nghìn buổi về phòng, chống các TNXH; cảm hoá giáo dục được 1.200 người chậm tiến và phối hợp cai nghiện cho trên 200 người.


Đội tuyên truyền thanh niên cũng hoạt động tích cực, toàn tỉnh có 282 đội tuyên truyền thanh niên, với tổng số 1.720 thanh niên, mỗi đội trung bình từ 7 đến 15 người. Đây là một hình thức hoạt động của ĐTN cơ sở, thông qua đó tổ chức đoàn thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin có định hướng về Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước... đến đông đảo ĐVTN và nhân dân. Những đội tuyên truyền thanh niên cơ sở đã thường xuyên xây dựng các kịch bản tuyên truyền để chuyển tải các nội dung phòng, chống các TNXH, bảo vệ môi trường,... tới ĐVTN thông qua các kịch bản, tấu, các bài hát đối, hát lượn... cho phù hợp với nhận thức của ĐVTN, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Kết hợp tuyên truyền bằng các thứ tiếng dân tộc, bằng hình ảnh trực tiếp, bằng pa nô, áp phích, biểu ngữ...


Thực hiện chương trình phối hợp giữa ĐTN và Công an tỉnh trong những năm gần đây, ĐTN cơ sở đã tiến hành thành lập 972 đội thanh niên xung kích, đó là những đội hình lao động trẻ gồm những thanh niên tích cực, có sức khoẻ, nhanh nhẹn, dũng cảm, tình nguyện và trực tiếp tham gia làm hàng nghìn công việc khó khăn, nguy hiểm, đột xuất ở địa phương. Góp phần bảo vệ, giữgìn trật tự an ninh tại thôn, bản, các đội thanh niên xung kích được thành lập theo mô hình nhỏ, mỗi đội từ 10 đến 15 thành viên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BCH đoàn xã và công an xã. Trong những năm qua, các đội thanh niên xung kích đã hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự thôn bản với hàng nghìn buổi tuần tra đường biên, mốc giới bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, phòng, chống các TNXH, chống truyền đạo trái phép, vận động đồng bào không di cư tự do.


Đồng chí Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh, cho biết: Đến nay các mô hình tuyên truyền phòng, chống ma tuý mại dâm, HIV/AIDS ở Hà Giang qua nhiều năm hoạt động đã có nhiều tích cực và khẳng định ngày càng rõ nét hơn vai trò, vị trí của các mô hình can thiệp trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về mọi mặt cho ĐVTN cơ sở. Nổi bật hơn trong việc củng cố và xây dựng nhân rộng mô hình tuyên truyền với quy mô, số lượng chất lươợng và hiệu quả hoạt động. Hình thức nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với nhận thức của ĐVTN và nhân dân, làm chuyển biến nhận thức của ĐVTN trong việc phòng, chống TNXH từng bước xây dựng nông thôn mới góp phần tích cực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đã được các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh đánh giá cao…


Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện các mô hình trên, giai đoạn 2009 – 2014 các cấp bộ hội trong toàn tỉnh cần thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng; phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc; tăng cường phối hợp với các ban, ngành liên quan, tranh thủ sự hỗ trợ về mọi mặt cho hoạt động; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với nhận thức của ĐVTN; tích cực nâng cao trình độ cho các thành viên, kết hợp gắn song song giữa quyền lợi và nghĩa vụ cho các hội viên; hàng năm tổ chức cuộc thi tuyên truyền nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình can thiệp, duy trì hoạt động của các mô hình này tại cộng đồng, có như vậy mới từng bước ngăn chặn, đẩy lùi và xoá bỏ các TNXH trong đời sống của thanh, thiếu niên.


Nguyễn Thị Huế

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc nỗ lực xóa nhà tạm
HGĐT - Năm 2009, huyện Mèo Vạc có 750 hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xoá nhà tạm (XNT), một con số không nhỏ. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, trong khi nhiều huyện đã tìm được sự giúp đỡ không nhỏ của các đơn vị, doanh nghiệp đỡ đầu thì đối với Mèo Vạc, cấp uỷ, chính quyền và người dân nghèo nơi đây đang bước vào “mùa xây tổ ấm” với nhiều gian nan, nhất là khi nhiệm vụ này
30/10/2009
Mặt trận Tổ quốc tỉnh với công tác xóa đói, giảm nghèo
HGĐT- Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh nhà, trong 9 tháng đầunăm nay, MTTQ tỉnh, Ban vận động “Ngày vì người nghèo” các cấp đã phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, tập trung nguồn lực triển khai giúp đỡ xây dựng nhà đại đoàn kết, xoá nhà dột nát cho các hộ nghèo, với mức hỗ trợ
28/10/2009
Trao tặng giống gia súc, phản nằm, màn cho hộ nghèo xã Vần Chải
HGĐT- Ngày 26.10, tại trụ sở UBND xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, Sở Lao động – TBXH và các đơn vị, doanh nghiệp được tỉnh phân công đỡ đầu xã đã tổ chức trao tặng giống gia súc, phản nằm, màn hỗ trợ 106 hộ nghèo trên địa bàn xã.
28/10/2009
Huy động sức dân làm đường ở Hoàng Su Phì
HGĐT- Trong gần 4 ngày kể từ 24 – 28.10, đồng bào ở 9 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì đã tập trung mở mới 9,7 km đường liên thôn bản từ thôn Văng Sai, xã Nàng Đôn đi qua 7 thôn bản đến UBND xã Pờ Ly Ngài.
28/10/2009