Bản án Số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang về việc khiếu kiện Quyết định hành chính về quản lý nhà nước về đầu tư giữa Công ty TNHH Sông Lô và UBND tỉnh Hà Giang đã có lời giải đáp

16:28, 21/08/2009

Sau khi Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hà Giang xét xử, tuyên hủy toàn bộ Quyết định số: 585/QĐ-UBND ngày 5/3/2007 của UBND tỉnh Hà Giang, Công ty Sông Lô và một số báo chí đã đưa thông tin không chính xác, nhiều lần bôi nhọ danh dự, uy tín của lãnh đạo tỉnh Hà Giang trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các số Báo Người cao tuổi đầu năm 2008. Hành vi này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Hà Giang đối với các cấp lãnh đạo Trung ương, làm giảm lòng tin của nhân dân Hà Giang và cả nước vào công tác chấp hành và điều hành của cả hệ thống các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đây là vụ việc cần phải được thông tin lại để dư luận cũng như đông đảo bạn đọc cùng có nhận thức đúng về bản án Hành chính số: 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang.


Năm 2007, Công ty TNHH Sông Lô có đơn khởi kiện UBND tỉnh Hà Giang tại Tòa án tỉnh Hà Giang, về việc ban hành quyết định hành chính số 585/QĐ-UBND UBND ngày 5/3/2007 của UBND tỉnh Hà Giang về việc hủy bỏ Quyết

TIN LIÊN QUAN

-
-

 
định số: 2309/QĐ-UB ngày 29/8/2003 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác tuyển luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô.

Bản án số 01/2007/HCST về việc khiếu kiện quyết định hành chính về quản lý nhà nước về đầu tư ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang giải quyết tranh chấp giữa bên khởi kiện là công ty TNHH Sông Lô và bên bị kiện là UBND tỉnh Hà Giang, trong quá trình xét xử TAND tỉnh Hà Giang đã Quyết định: Hủy toàn bộ Quyết định số: 585/QĐ-UBND ngày 5/3/2007 của UBND tỉnh Hà Giang về việc hủy bỏ Quyết định số: 2309/QĐ-UB ngày 29/8/2003 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác tuyển luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô… Đối chiếu với các qui định pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các văn bản liên quan tới đầu tư, khoáng sản, đất đai…thấy rằng bản án sơ thẩm số 01 nêu trên của Tòa hành chính, TAND tỉnh Hà Giang có nhưng sai phạm về thủ tục tố tụng và nội dung cơ bản như sau: TAND tỉnh Hà Giang xác định, Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 5/3/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang là đối tượng khởi kiện là không đúng, vì căn cứ vào hướng dẫn tại Mục 2 Nghị Quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, thì Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 5/3/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang được ban hành trong điều kiện TAND tỉnh Hà Giang đang giải quyết vụ án hành chính đối với Quyết định số 1058 ngày 27/4/2006 của UBND tỉnh Hà Giang. Quyết định 585 là kết quả của việc thỏa thuận ngày 27/2/2007 giữa Công ty Sông Lô là người khởi kiện và UBND tỉnh Hà Giang là người bị kiện. Quyết định số 585 thực chất là quyết định giải quyết khiếu nại, không phải là quyết định hành chính lần đầu. Do vậy, việc TAND tỉnh Hà Giang xác định Quyết định số 585 là đối tượng của việc khởi kiện vụ án hành chính và đã thụ lý giải quyết là trái với Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (PLTTGQCVAHC) sửa đổi năm 2006 và mục 2 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.

 

Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 27/4/2006 của UBND tỉnh HàGiang ban hành trước ngày 1/6/2006, là thời điểm có hiệu lực thi hành của Pháp lệnh số 29/2006/UBTVQH11 ngày 5/4/2006 của UBTVQH11 sửa đổi bổ sung một số điều PLTTGQCVAHC sửa đổi năm 2006. Theo Pháp lệnh sửa đổi này, Tòa án Hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư (khoản 13 Điều 11). Pháp lệnh này không qui định hiệu lực hồi tố đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính ban hành trước đó. Như vậy, việc TAND tỉnh Hà Giang thụ lý vụ án là trái với qui định về thẩm quyền chung của TAND về khiếu kiện hành chính.

 

Thẩm phán chủ tọa là thành viên Hội đồng xét xử trong vụ án hành chính này đã không từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi tiến hành tố tụng là trái với qui định tại điểm c, khoản 2, Điều 16 PLTTGQCVAHC được sửa đổi năm 2006, trái với hướng dẫn tại điểm b, tiểu mục 11.2 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao bởi vì thẩm phán này đã tham gia xét xử cùng một vụ án giữa Công ty Sông Lô và UBND tỉnh Hà Giang, đồng thời chính thẩm phán này đã ban hành Quyết định số 11/2007/QĐĐC-HCST ngày 7/3/2007 đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với khiếu kiện Quyết định số 1085/QĐ-UBND ngày 27/4/2006 của UBND tỉnh Hà Giang. 
 

Sau khi đạt được thỏa thuận ngày 27/2/2006, UBND tỉnh Hà Giang đã ra quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 5/3/2007 thay thế Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 27/4/2006 của UBND tỉnh Hà Giang. Quyết định số 585 đã gửi cho Công ty TNHH Sông Lô và TAND tỉnh Hà Giang. Cùng ngày 5/3/2007, khi Công ty TNHH Sông Lô nhận được Quyết định số 585/QĐ-UBND, đã rút đơn khởi kiện. Căn cứ vào Đơn rút đơn khởi kiện của Công ty TNHH Sông Lô, TAND tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số 11/2007/QĐĐC-HCST ngày 7/3/2007 đình chỉ việc giải quyết vụ án. Quyết định này có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng nghị. Quyết định số 11 này phù hợp với các qui định tại điểm c khoản 5 Điều 37, điểm b khoản 1 Điều 41, Điều 42, Điều 55 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; điểm a mục 6 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao và hệ quả là sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do vậy, TAND tỉnh Hà Giang thay vì trảđơn khởi kiện thì lại thụ lý giải quyết là trái với qui định tại điểm d, khoản 1 Điều 31 PLTTGQCVAHC.

 

Tại phần ”nhận thấy” của bản án, chúng tôi nhận thấy TAND tỉnh Hà Giang, chỉ nêu yêu cầu của một phía người khởi kiện, những đề xuất, ý kiến của UBND - người bị kiện được thể hiện trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm đã bị “bỏ rơi”. Điều này cho thấy tính không khách quan, không đầy đủ của bản án, trái với tinh thần của Nghị quyết 08/2002 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, trái với yêu cầu viết bản án hành chính. TAND tỉnh Hà Giang cho rằng trong Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 5/3/2007 của UBND tỉnh Hà Giang không căn cứ vào Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP là không đầy đủ. Đây là một nhận định sai lầm khi viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật. Vào thời điểm ban hành Quyết định 585, UBND tỉnh Hà Giang đã căn cứ vào các Luật Khoáng sản, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và một số văn bản pháp luật liên quan là cơ bản đầy đủ. TAND tỉnh Hà Giang đã sai lầm khi cho rằng UBND tỉnh áp dụng Luật mà không áp dụng các Nghị định như Tòa án đã liệt kê trong bản án. Chúng tôi cho rằng các văn bản Luật có giá trị cao hơn sẽ được áp dụng nếu các văn bản cùng quy định về một vấn đề (khoản 2 Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Về vấn đề này, tại mục 6 Công văn số 39/KHXX ngày 6/7/1996 của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số qui định của PLTTGQCVAHC cũng qui định rõ: “Khi giải quyết các vụ án hành chính, căn cứ để xem xét quyết định hành chính, hành vi hành chính là đúng hay sai là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất quy định về lĩnh vực đó đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm ra quyết định hành chính hay có hành vi hành chính mà bị khiếu kiện”. Như vậy, căn cứ pháp luật mà UBND tỉnh Hà Giang dựa vào để ban hành Quyết định 585 là hoàn toàn chính xác.


Việc TAND tỉnh Hà Giang khẳng định UBND tỉnh Hà Giang không được áp dụng Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 29/12/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về xử lý các quyết định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành, khẳng định đó là sai, bởi lẽ: Theo Điều 2 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 qui định: “ UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên…”, do vậy, về nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyết định của cơ quan cấp trên làm căn cứ là hoàn toàn chính xác. Như vậy, căn cứ trực tiếp vào Quyết định số 1387/2005/QĐ - TTg nêu trên, UBND tỉnh Hà Giang hoàn toàn có thẩm quyền, được ghi nhận tại điểm b, Điều 1 Quyết định 585 hủy bỏ qui định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật.

 

Việc đánh giá của Tòa án về phần nội dung của Quyết định 585 là sai về nhận thức pháp luật. Cụ thể: Dự án của Công ty TNHH Sông Lô không có vốn góp của ngân sách Nhà nước tham gia, bởi vì theo qui định tại Điều 9 Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi năm 1998 thì “Nhà nước góp vốn vào các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đóng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, cáctổ chức tín dụng nhà nước”. Việc UBND tỉnh Hà Giang áp dụng chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư Công ty Sông Lô 50% kinh phí san lấp mặt bằng không được coi là vốn góp của Nhà nước trong dự án của Công ty TNHH Sông Lô.

 

Tòa án khẳng định Điều 2, Quyết định 585 có nội dung vừa mang tính quy phạm, vừa mang tính hướng dẫn là một khẳng định thiếu chính xác khi nhận diện và phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính cá biệt. Nội dung Điều 2 của Quyết định 585 không đáp ứng các điều kiện của một văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004. Phạm vi điều chỉnh của quy định này chỉ nhằm vào một đối tượng cụ thể là Công ty TNHH Sông Lô. Quy định này nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể của Công ty TNHH Sông Lô là có tiếp tục thực hiện dự án nữa hay không, nếu tiếp tục thì phải làm những gì…Tóm lại, Điều 2 của Quyết định 585 không mang tính quy phạm.

 

Từ cơ sở phân tích nêu trên chúng tôi nhận thấy: Xét theo khía cạnh thủ tục tố tụng, TAND tỉnh Hà Giang đã sai lầm khi thụ lý vụ án, dù biết rằng theo qui địnhcủa Pháp luật thì nội dung vụ việc khiếu kiện của Công ty TNHH Sông Lô đã được giải quyết theo Quyết định đình chỉ vụ án 11/2007/QĐĐC - HCST ngày 7/5/2007 của TAND tỉnh Hà Giang. Đây là sai lầm quan trọng nhất trong vụ án này. Để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ uy tín của UBND tỉnh Hà Giang nói riêng và môi trường kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung, ngày 7/7/2008, UBND tỉnh Hà Giang đã có Đơn đề nghị giám đốc thẩm, đề nghị Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC xem xét và ra quyết định kháng nghị đối với Bản án số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang và đưa ra hướng giải quyết là hủy toàn bộ bản án và đình chỉ việc giải quyết vụ án. Ngày 10/10/2008 UBND tỉnh có báo cáo số: 238/BC-UBND về việc giám đốc thẩm bản án số: 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang, với Thủ tướng Chính phủ, ủy ban Tư pháp Quốc hội, Chánh án TANDTối cao… Ngày 14/10/2008 Tỉnh ủy Hà Giang có có báo cáo số: 130-BC-TU về việc giám đốc thẩm bản án số: 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang, với Thường trực Ban Bí thư Trung ương, Bí Thư Ban cán sự Đảng TAND Tối cao, Bí thư Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Ngày 24/10/2008 Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọngđã có ý kiến với Tòa án nhân Tối cao về đề nghị của UBND tỉnh Hà Giang tại báo cáo số: 238/BC-UBND ngày 10/10/2008.

 

Ngày 06/11/2008, Chánh án TAND Tối cao đã chấp nhận Đơn đềnghị giám đốc thẩm của UBND tỉnh Hà Giang và ra Quyết định số: 09/HC-TK, về việc Kháng nghị bản án hành chính sơ thẩm số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang. Theo đó Chánh án TAND Tối cao Quyết định: Kháng nghị bản án hành chính sơ thẩm số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang. Đề nghị Tòa hành chính TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án hành chính sơ thẩm số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang; giao hồ sơ về để TAND tỉnh Hà Giang xét xử lại vụ án theo thủ tục chung, theo đúng quy định của pháp luật.

 

Ngày 21/01/2009 Tòa Hành chính Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Quyết định giám đốc thẩm số: 02/2009/HC-GĐT với nội dung: Hủy bản án hành chính sơ thẩm số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang; giao hồ sơ cho TAND tỉnh Hà Giang xét xử lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, đến thời điểm ngày 21/1/2009 Bản án số: 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang, đã bị Tòa án cấp trên hủy bỏ. Nhưng điều đáng nói ở đây là Công ty TNHH Sông Lô và một số cơ quan báo chí đã không nhận thức hoặc cố tình không nhận thức vẫn có đơn khiếu nại và đăng tin bài cho rằng: UBND tỉnh Hà Giang coi thường pháp luật, không thi hành bản án 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang… Thử hỏi bản án đã bị hủy bỏ thì thi hành việc gì? Và ai phải thi hành ? Khi bản án số 01 bị hủy bỏ thì Quyết định số 585 giữ nguyên hiệu lực, vì vậy chính Công ty TNHH Sông Lô là người phải thi hành Quyết định số: 585/QĐ-UBND ngày 5/3/2007 của UBND tỉnh Hà Giang.

 

Đặc biệt, trước những sai sót của TAND tỉnh Hà Giang trong quá trình thụ lý và giải quyết vụ kiện, ngày 30/6/2009 TAND tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số: 01/2009/QĐĐC - HCST Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính về việc khiếu kiện quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư giữa:

                   - Người khởi kiện: Công ty TNHH Sông Lô

                   - Người bị kiện: UBND tỉnh Hà Giang.

 

Theo đó, TAND tỉnh Hà Giang đã trả lại đơn khởi kiện cùng toàn bộ các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Công ty TNHH Sông Lô.Như vậy, trong một thời gian dài, Công ty TNHH Sông Lô và một số báo chí, đặc biệt là Báo Người cao tuổi đã cho rằng: Bản án số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang là đúng đắn, “Công ty TNHH Sông Lô đã thắng kiện” “châu chấu đá xe”, “UBND tỉnh Hà Giang không thi hành bản án”… thì đến nay đã có lời giải đáp. Quyết định số: 09/HC-TK, ngày 06/11/2008 của Chánh án TAND Tối cao về việc Kháng nghị bản án hành chính sơ thẩm số 01/2007/HCST ngày 14/9/2007 của TAND tỉnh Hà Giang; Quyết định giám đốc thẩm số: 02/2009/HC-GĐT ngày 21/01/2009 Tòa Hành chính TAND Tối cao; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số: 01/2009/QĐĐC - HCST 30/6/2009 TAND tỉnh Hà Giang là minh chứng, không cần bình luận gì thêm, mà dành lời cho các độc giả và cho những người, những báo đã có những bài viết lấy Bản án số 01 ra bình luận trong thời gian qua./.


Hà Dương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Diễn đàn “Trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em”
HGĐT- Sáng 25.7, tại trường THCS Yên Biên (TXHG), UBND tỉnh tổ chức Diễn đàn “Trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em” tỉnh Hà Giang năm 2009.
27/07/2009
Tuổi trẻ trường Quân sự tỉnh xung kích thực hiện nhiệm vụ
HGĐT- Phát huy thành tích đạt được trong năm qua,6 tháng đầu năm 2009 tuổi trẻ Đoàn Trường quân sự tỉnh đã có nhiều hoạt động thi đua sôi nổi thu hút đông đảo cán bộ đoàn viên trong đơn vị tham gia. Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo thiếu sinh quân, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nếp sống chính quy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
27/07/2009
Dâng hương tưởng nhớ những anh hùng liệt sỹ
HGĐT- Những nén hương thơm được cắm lên trước Đài tưởng niệm ghi công những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì dân, vì nước. Tôi, những người Quản trang Nghĩa trang Vị Xuyên lặng đi trong giây lát. Nén hương thơm ngát lên cầu mong cho hương hồn các anh siêu thoát trong thế giới vĩnh hằng. Tổ quốc hôm nay, dân tộc hôm nay ngày một trường tồn, phát triển ghi mãi công doanh đóng
24/07/2009
Những cuộc vận động tạo dấu ấn thế hệ
“Những cuộc vận động của Hội LHTN Việt Nam sẽ tiếp tục tạo dấu ấn thế hệ với khẩu hiệu “Khi Tổ quốc cần, thanh niên hành động”.
21/08/2009