Giải quyết tồn đọng về đầu tư XDCB chậm là do Công ty Sông Lô thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật (Tiếp theo kỳ trước)

16:26, 20/07/2009

HGĐT- Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu: Đa số các dự án do Công ty Sông Lô thi công đều thực hiện trước năm 2005, không thực hiện theo đúng các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm các bước Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, ký kết hợp đồng, nghiệm thu khối lượng…


Khó khăn trong quá trình giải quyết những vướng mắc của Công ty Sông Lô

Tìm hiểu sự khách quan của UBND tỉnh trong quá trình tổ chức triển khai giải quyết những tồn đọng tại các công trình do Công ty Sông Lô thi công trên địa bàn tỉnh; làm việc với lãnh đạo các Ban quản lý các công trình Công thương, Sở Công thương; Ban quản lý dự án công trình Xây dựng, Sở Xây dựng; Ban Quản lý dự án vốn sự nghiệp giao thông, Sở Giao thông…

TIN LIÊN QUAN

-
-

 
là những người trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề tồn đọng của Công ty Sông Lô với tư cách là lãnh đạo đơn vị chủ đầu tư, được biết: Để giải quyết những vấn đề tồn đọng của Công ty Sông Lô, các đơn vị chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian, vì trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án Công ty Sông Lô có những sai phạm cơ bản các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản. Hồ sơ thủ tục thiếu, để có cơ sở tổ chức thanh toán các công trình theo yêu cầu tiến độ của UBND tỉnh và của Chính phủ đề ra, có đơn vị chủ đầu tư phải đưa ra cả phương án làm hộ nhiều phần công việc của Công ty Sông Lô, vì Công ty thiếu nhân lực triển khai thực hiện. Anh Phạm Văn Quang, Phó Giám đốc Ban quản lý các công trình Công thương, Sở Công thương khẳng định: Khó khăn nhất của Ban chúng tôi trong quá trình giải quyết những vấn đề còn tồn tại của Dự án đường Tùng Bá - Na Sơn, là cho đến bây giờ Công ty Sông Lô vẫn không chấp nhận đơn vị Chủ đầu tư mới của Dự án là Công ty Cổ phần Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Bách, mặc dù việc chuyển đổi chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Dù khi có Kết luận của Thanh tra Chính phủ, Công ty Cổ phần Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Bách chủ động tổ chức thực hiện ý kiến kết luận, nhưng Công ty Sông Lô vẫn không chấp nhận Công ty Cổ phần Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Bách là đơn vị chủ đầu tư… Anh Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án công trình xây dựng, Sở Xây dựng tuyên bố: Sự am hiểu về pháp luật trong lĩnh vực xây dựng của Công ty Sông Lô trong quá trình triển khai thực hiện dự án Công viên nước Hà Phương còn hạn chế. Vì toàn bộ các hạng mục của công trình Công viên do Công ty đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (trừ hạng mục hồ chứa nước) đều không có thủ tục về xây dựng cơ bản. Chính vì vậy, trong quá trình giải quyết tồn đọng của Công ty, chủ đầu tư phải tham mưu cho UBND tỉnh cho phép khôi phục lại hồ sơ theo quy định của pháp luật để làm căn cứ thanh toán. Nhưng khi chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công là công ty Sông Lô cung cấp số liệutheo thực tế thi công thì Công ty cũng không cung cấp được. Một vài hạng mục thi công có bản mộc (hồ sơ chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt), nên cũng không có giá trị pháp lý, không những thế, số liệu trong những hồ sơ này so với khối lượng thi công thực tế chênh lệch nhau rất lớn, vì thế đơn vị chủ đầu tư chúng tôi phải thuê các đơn vị tư vấn để vẽ, ghi lại khối lượng thực tế thi công làm căn cứ trình duyệt thanh toán. Mặc dù để có cơ sở lập lại hồ sơ thi công, chúng tôi đã tham mưu cho tỉnh chấp nhận cho đơn vị thi công trình nhật ký nội bộ hoặc phiếu giao việc nội bộ tại thời điểm thi công, lấy số liệu trong đó để làm căn cứ thanh toán những khối lượng ẩn khuất mà chưa có biên bản nghiệm thu theo quy định, nhưng Công ty Sông Lô cũng không cung cấp được. Với những khó khăn trên, để có thể hoàn tất thủ tục thanh toán khối lượng thi công của Công ty Sông Lô, tại các hạng mục công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của dự án Công viên nước Hà Phương, nhanh nhất cũng phải vào thời điểm cuối quý III năm này. Các anh Bùi Văn Thích, Trưởng ban và Hoàng Trung Cường, Phó ban Quản lý dự án vốn sự nghiệp giao thông, Sở Giao thông tỉnh cho biết: Qua quá trình triển khai giải quyết những tồn tại của các công trình giao thông do Công ty Sông Lô thi công và Sở Giao thông làm chủ đầu tư, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn vì các dự án này đều thiếu về thủ tục, hồ sơ pháp lý, thiếu căn cứ để xác định chính xác giá trị thanh toán. Bản thân nguồn nhân lực của công ty đầu tư cho phần công việc tháo gỡ tồn đọng cũng hạn chế, nhưng với trách nhiệm được giao, Ban Quản lý dự án vốn sự nghiệp giao thông phải chủ động hỗ trợ nhiều phần công việc của Công ty, nhằm đảm bảo yêu cầu tiến độ của cấp trên đã đề ra, chứ nếu cứ đúng nguyên tắc mà giải quyết công việc thì không biết đến bao giờ mới có thể giải quyết xong những vấn đề vướng mắc của Công ty Sông Lô.


Để có được quan điểm và tinh thần giải quyết những vấn đề tồn tại của các công trình xây dựng do Công ty Sông Lô thi công như đã nêu trên, UBND tỉnh Hà Giang đã có nhiều cuộc họp, nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với Công ty Sông Lô để nghiệm thu, quyết toán và bố trí vốn thanh toán cho những công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương do Công ty Sông Lô thi công. Với tinh thần trong lãnh đạo và quản lý, tỉnh Hà Giang luôn đối sử bình đẳng, công khai, minh bạch đối với tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đảm bảo các quy định của Nhà nước, trong đó có Công ty Sông Lô. Chỉ tính trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây, Thường trực UBND tỉnh đã dành thời gian tổ chức cả chục buổi làm việc với đông đủ các ngành chức năng của tỉnh và các đơn vị chủ đầu tư, có buổi làm việc mời cả lãnh đạo Công ty Sông Lô tham dự để giải quyết những vấn đề kiến nghị của Công ty Sông Lô, bàn các giải pháp hoàn chỉnh thủ tục thanh toán khối lượng các công trình do Công ty Sông Lô thi công… Đặc biệt, trong các ngày 15 và 17.6.2009 khi 3 dự án đường Nghĩa thuận – Mốc 5, Tráng Kìm - Đường Thượng, đường KM 9 (QL4C) đi xã Thái An huyện Quản Bạ được phê duyệt quyết toán tại các Quyết định 1744, 1745, 1778/QĐ-UBND với tổng số vốn còn thiếu chưa thanh toán là trên 8,6 tỷ đồng. Theo đề nghị của các chủ đầu tư, UBND tỉnh đã bố trí tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản để thanh toán gọn tại quyết định 1866/QĐ-UBND ngày 22.6.2009. Dự án tường kè chắn bờ Đông Sông Lô, ngày 19.5.2009 được phê duyệt quyết toán tại Quyết định số 1369/QĐ-UBND với số vốn còn thiếu của dự án so với giá trị quyết toán là trên 421 triệu đồng, ngày 4.6.2009 UBND tỉnh đã bố trí thanh toán gọn cho Công ty TNHH Sông Lô tại Quyết định số 1623/QĐ-UBND. Dự án đường Tùng Bá - Na Sơn được phê duyệt quyết toán tại Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 1.7.2009 với giá trị quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt là 12 tỷ 936 triệu đồng, đã được chủ đầu tư là Công ty Cổ phần công nghệ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Bách thanh toán cho Công Ty TNHH Sông Lô 8,7 tỷ đồng đạt tỷ lệ trên 90% tổng chi phí xây lắp trước thuế (đã trừ 2,7 tỷ đồng ngân sách Nhà nước hỗ trợ). Dự án đường Phương Thiện – Cao Bồ hiện đã hoàn thành hồ sơ quyết toán đang trình Sở Tài chính thẩm định phê duyệt quyết toán, khi dự án được duyệt quyết toán, tỉnh sẽ bố trí thanh toán gọn trong tháng 7.2009. Dự án cải tạo nâng cấp đường vào nhà máy Xi măng, UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần xi măng Hà Giang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ quyết toán công trình nói trên để trình cấp có thẩm quyền giải quyết trước ngày 20.7. Dự án Khu du lịch sinh thái hang động Tùng Bá, Công ty Sông Lô đến thời điểm này vẫn chưa tuân theo các quy định của pháp luật về lập dự án đầu tư, vì vậy nếu Công ty không thực hiện đúng và đầy đủ quy định, thì UBND tỉnh sẽ thu hồi chủ trương đầu tư dự án này theo quy định của pháp luật.

 

Những tồn tại trong quá trình triển khai thi công các công trình XDCB của Công ty TNHH Sông Lô trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cơ bản được tháo gỡ. Chỉ còn vướng mắc tại Dự án Công viên nước Hà Phương đã được trình bày trong bài, đến khoảng thời điểm cuối quý III. 2009 mới có thể giải quyết xong. Về Dự án này, báo cáo Kết luận của Thanh tra Chính phủ nhận xét: …Công viên nước Hà Phương là công trình phúc lợi xã hội, nhưng gắn với việc khai thác kinh doanh của Công ty TNHH Sông Lô. Dự án không có hiệu quả về đất đai, vốn, tài nguyên nước. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Hà Giang xem xét, đánh giá mục đích sử dụng để quyết định tiếp tục tổ chức thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn xã hội, tài nguyên đất, nước… theo đúng mục tiêu và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

 

Được biết: Công ty Sông Lô do ông Lê Duy Hảo là Giám đốcđã có quan hệ vay vốn với Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà Giang trong nhiều năm. Do số lượng đầu điểm công trình thi công nhiều, việc thanh quyết toán vốn đầu tư chậm, lại mở rộng kinh doanh trên các ngành nghề du lịch, dịch vụ, khai thác mỏ trong điều kiện nguồn vốn tự có của Công ty thấp so với tổng mức đầu tư, nguồn vốn hoạt động chủ yếu bằng vốn vay Ngân hàng, nên Công ty Sông Lô mất cân đối vốn lớn, không có vốn để hoạt động và trả nợ vay Ngân hàng. Tính đến thời điểm cuối năm 2004, Công ty Sông Lô còn nợ Ngân hàng tổng số tiền gốc vay là 31 tỷ 704 triệu đồng. Thông qua việc Công ty phối hợp cùng Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh, trong việc hoàn thiện các thủ tục hồ sơ thanh toán vốn, chấp nhận ký các cam kết ủy nhiệm về thanh toán vốn, về quản lý nguồn thu nợ, từ các nguồn được thanh toán về vốn các công trình XDCB, về phối hợp tự bán và tự xử lý tài sản đảm bảo để thanh toán nợ, nên đến thời điểm cuối tháng 6.2009 Công ty đã hoàn trả hết toàn bộ nợ gốc tiền vay, hiện còn phải trả trên 22 tỷ đồng số tiền nợ lãi.


Hà Dương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhà Thiếu nhi tỉnh - nơi sinh hoạt, học tập bổ ích cho các em trong dịp hè
HGĐT- Mỗi khi hè về, việc tìm một chỗ để gửi gắm con em mình trong thời gian các em được nghỉ học, để chúng có thể vừa được chơi, vừa được học và phát triển năng khiếu của mình là điều mà bậc phụ huynh nào cũng quan tâm.
17/07/2009
Xung quanh vụ việc khiếu kiện của Công ty TNHH Sông Lô với UBND tỉnh Hà Giang
LTS: Vụ việc Công ty TNHH Sông Lô (Công ty Sông Lô) kiện UBND tỉnh Hà Giang diễn ra từ năm 2007. Khi sự việc còn đang trong giai đoạn điều tra, xác minh, Công ty Sông Lô và một số tờ báo đã đưa tin không chính xác, gây ra sự băn khoăn, ngờ vực về tính đúng đắn trong điều hành giải quyết công việc của UBND tỉnh và một số sở ngành của tỉnh. Đến nay, sau khi có kết luận thanh
16/07/2009
Giải quyết tồn đọng về đầu tư XDCB chậm là do Công ty Sông Lô thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật
HGĐT- Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu: Đa số các dự án do Công ty Sông Lô thi công đều thực hiện trước năm 2005, không thực hiện theo đúng các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm các bước Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, ký kết hợp đồng, nghiệm thu khối lượng…
16/07/2009
Kiểm tra tiến độ các dự án di, dãn dân ra khỏi vùng nguy hiểm ở Xín Mần
HGĐT- Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng các điểm dân cư tiềm ẩn nguy cơ sạt, lở, lũ quét trên địa bàn huyện Xín Mần vừa qua đã xác định được 40 điểm với 287 hộ nằm trong vùng xung yếu, có nguy cơ sạt, lở cao.
15/07/2009