Giải quyết việc làm cho ĐVTN ở huyện Đồng Văn

16:46, 29/04/2009

HGĐT- Đồng Văn vốn được xem là một huyện khó khăn nhất nhì của tỉnh ta hiện nay. Việc giải quyết việc làm nói chung cho người lao động và lực lượng lao động trẻ địa phương nói riêng chính là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế, XĐGN hiệu quả.


Thế nhưng, vấn đề việc làm hiện nay lại đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động của địa phương ngay cả thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài. Bởi vậy, việc phát huy nội lực, chăm lo, giải quyết việc làm cho các hội viên ngay trong các tổ chức đoàn thể hiện đang được huyện khuyến khích và đề cao.


Ở Huyện đoàn Đồng Văn, hoạt động tạo việc làm cho các đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) địa phương cũng đang được chú trọng và thực hiện từ nhiều năm nay. Bởi nó xuất phát từ thực tiễn thiếu việc làm trong các ĐVTN, nhất là ĐVTN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, số lượng ĐVTN hoạt động trong lĩnh vực này có khoảng 13.000 lao động, trong đó mới chỉ có khoảng 3 – 5 % được qua đào tạo nghề, còn lại vẫn chưa được đào tạo một cách khoa học. Công tác giải quyết việc làm tại chỗ đã được các cơ sở Đoàn chú trọng dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó chủ yếu là thực hiện dịch vụ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, tiến hành giải ngân cho vay hỗ trợ, tạo điều kiện cho các ĐVTN được vay vốn qua 6 dự án trọng điểm: Cho vay giải quyết việc làm, XKLĐ, vốn HSSV, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường. Trong năm 2008, hoạt động này đã được thực hiện với tổng số tiền giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội lên đến 22 tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều thanh niên đã có cơ sở tự tạo việc làm cho mình dựa vào những thế mạnh của địa phương, đầu tư vào phát triển chăn nuôi gia súc, có những ĐVTN ở xã Lũng Táo, Sủng Là đang sở hữu từ 5 con gia súc các loại trở lên. Bên cạnh đó, để nâng cao tay nghề cho các ĐVTN, Huyện đoàn đã tiến hành liên kết với các cơ sở dạy nghề, vận động ĐVTN tham gia các lớp học nghề tại địa phương. Trong quý I của năm 2009, đã có 70 ĐVTN được tham gia học nghề theo ngân sách Nhà nước, với các ngành nghề chủ đạo như: Sửa chữa xe máy, kỹ thuật sản xuất nông – lâm nghiệp kết hợp, may dân dụng… Đây là những ngành nghề được xem là phù hợp với thực tiễn địa phương và khả năng của các ĐVTN, dự kiến từ nay đến cuối năm, sẽ phấn đấu cho 350 ĐVTN được đào tạo nghề theo hình thức này.

Tuy nhiên, vấn đề tạo việc làm cho các ĐVTN trên địa bàn huyện hiện nay cũng đang còn nhiều trăn trở. Mặc dù các ĐVTN đã tự tạo việc làm cho mình từhoạt động chăn nuôi, phát triển nghề phụ ở một số địa phương, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào việc xây dựng các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng… nhưng tỷ lệ lao động thiếu việc làm vẫn còn khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện tự nhiên, KT - XH của vùng quá khó khăn, một số địa phương có làng nghề phát triển nhưng không đồng đều, trình độ nhận thức của nhiều ĐVTN khác nhau, việc đào tạo nghề mới chỉ ở dạng sơ khai…. Để khắc phục tình trạng này, các cấp ủy, chính quyền địa phương cần căn cứ vào thực tiễn địa phương của vùng, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để nhiều ĐVTN được tham gia đấu thầu, xây dựng nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo theo địa chỉ để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong ĐVTN một cách hiệu quả. Mặt khác, cần tạo điều kiện để các ĐVTN có cơ hội tham gia các dự án phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô theo năng lực và nhu cầu của họ, trao cho họ quyền đầu tư, sở hữu những mô hình kinh tế lớn dưới sự định hướng của các cấp ủy, chính quyền địa phương, tạo cho các ĐVTN có hứng thú với từng mô hình, từng lĩnh vực hoạt động… Có như vậy, việc giải quyết việc làm cho ĐVTN mới mang tính bền vững cao.


Lê Thơm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cốc Phẩy xưa - Cốc Pài nay
HGĐT- Sau 44 năm kể từ ngày thành lập, cái tên Cốc Phẩy còn ít người biết đến. Chỉ có ký ức và thời gian ghi nhận: Cốc Phẩy xưa, nay là thị trấn Cốc Pài, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của huyện phía Tây Xín Mần. Hôm nay, Cốc Pài từng ngày đổi thay, phát triển.
27/04/2009
Một dự án ý nghĩa với xã Mậu Long
HGĐT- Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và các chương trình, dự án, xã Mậu Long (Yên Minh) đã có bước phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Dù vậy, xã còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trên lĩnh vực phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao.
27/04/2009
Phường Hàng Bột - Hà Nội, thăm và tặng quà cho đồng bào khó khăn huyện Mèo Vạc
HGĐT- Với tinh thần “Tương thân, tương ái”, đồng cảm sâu sắc với cuộc sống còn nhiều khó khăn của đồng bào Hà Giang, vừa qua, Đảng ủy, chính quyền, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức đoàn thể của phường Hàng Bột, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã tích cực quyên góp vật chất để ủng hộ cho đồng bào khó khăn ở Hà Giang.
27/04/2009
Muôn nỗi đời thường - Người đi bốn dép
Ghi chép của Nguyễn Trần BéHGĐT - Khi đi thăm gian trưng bày các sản phẩm hàng hoá của xã Tân Trịnh tại Hội chợ Thương mại - du lịch huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) lần thứ nhất (diễn ra hồi cuối tháng 12 năm 2008), tôi rất thích thú với những chiếc điếu cày làm bằng nứa, được trạm trổ rất công phu và đẹp mắt hình dáng những con rồng uốn lượn, điểm thêm những bông hoa xung
27/04/2009