Cốc Phẩy xưa - Cốc Pài nay

09:01, 27/04/2009

HGĐT- Sau 44 năm kể từ ngày thành lập, cái tên Cốc Phẩy còn ít người biết đến. Chỉ có ký ức và thời gian ghi nhận: Cốc Phẩy xưa, nay là thị trấn Cốc Pài, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của huyện phía Tây Xín Mần. Hôm nay, Cốc Pài từng ngày đổi thay, phát triển.


 

 Một góc thị trấn Cốc Pài sau 44 năm xây dựng - trưởng thành.


Trong ngôi nhà ấm cúng giữa thôn Vũ Khí, xã Cốc Pài, ông Hoàng Minh Dùng, 59 tuổi, kể lại: Năm 1969 là năm đầu tiên đánh dấu ấn xã Cốc Phẩy của ông đón nhận cả bộ máy chính trị, xã hội chuyển từ xã biên giới Xín Mần về đây. Cốc Phẩy, sở dĩ cái tên gọi như vậy là tiếng gọi thân thiện của đồng bào đối với 1 loại cây, “Cây Phay”.

Lúc đó, cây Phay ở đây nhiều lắm, cả vùng là một rừng Phay um tùm. Ông Nông Quang Lù, nay đã ngoài 70 tuổi, nguyên là Bí thư Huyện ủy Xín Mần xác nhận: Đầu những năm 1960, thị trấn nhỏ bé bây giờ là một ngàn ngạt rừng nguyên sinh cổ thụ, cây Phay - một loại cây lá to, thân thẳng, gỗ tốt, chiếm ưu thế. Cốc Phẩy tiếng Nùng gọi là cây Phay, chỉ tên nó. Ông Dùng kể, Cốc Phẩy là chỉ đích danh 1 cây Phay to nhất vùng tới vài ba người ôm không xuể. Cây Phay to ấy mọc sừng sững ngay ở trước cửa Chi nhánh Điện Xín Mần ngày nay, đại diện cho cả một vùng rừng nguyên sinh quý. Theo quan niệm cúng rừng của đồng bào Nùng địa phương thì, mỗi năm vào ngày 1.2 âm lịch người dân lại tổ chức lễ cúng rừng 1 lần. Gốc cây Phay to đó là nơi đón nhận lễ của con người, báo lại thần linh của rừng núi lòng tôn trọng của con người đối với rừng, với đất, với cây, cầu cho mưa thuận, gió hòa, lòng người, thiên nhiên hòa quyện, mong cho cuộc sống trường tồn. Lẽ đó mà Cốc Phẩy to nhất rừng trở thành tên gọi đặc trưng, đại diện cho vùng đất Cốc Pài hôm nay. Ngày ấy ông Dùng đã từng tham gia công tác ở phòng Tài chính, rồi chuyển làm cán bộ Thống kê. Năm 1974, do gia đình khó khăn ông về nhà làm ruộng, rồi tham gia 14 năm liền làm công an viên, 6 năm làm Đội trưởng sản xuất thuộc HTX Cốc Pài rồi làm chủ nhiệm HTX.

Cốc Phẩy khi xưa còn ít nhà, gần như 100% nhà đất, lợp lá đơn sơ. Thế hệ các ông là những người gắn bó từng tấc đất, từng mái nhà tham gia vận động toàn dân vào HTX, vận động vào phong trào “Bình dân học vụ” mà Đảng, Bác Hồ kêu gọi. Cụ Vàng Quáng Chỉ, nay đã 72 tuổi, nguyên là Công an xã, rồi làm Phó Chủ tịch UBND xã Cốc Pài xác nhận: Thời của chúng tôi là thời phong trào hợp tác hóa toàn dân, để làm ăn, xây dựng. Đến những năm 1979 - 1986 là thời gian chiến tranh bảo vệ biên giới, cho đến khi bình thường hóa quan hệ 2 nước Việt - Trung năm 1990 - 1991. Ngày đó Cốc Phẩy chỉ có gần 305 hộ, riêng: Vũ Khí, Na Pan, Cóc Soọc có 57 hộ. Cả Cốc Pài lại lao vào kiến quốc xây dựng cho đến ngày hôm nay. Nhớ lại ngày Cốc Phẩy có đường xe mở từ Hoàng Su Phì vào năm 1974. Ngày đó, chiếc xe chở dầm làm cầu qua sông Chảy vào Cốc Pài đầu tiên là ông Ly Tiến Phù (nay ông đã mất) được cả dân tung bê, chào đón như vị anh hùng. Còn trước đó, đi vào Cốc Pài, người ta phải trèo qua xã Bản Díu, đến Thèn Phàng, mới tụt dốc xuống sông Chảy vào xã Cốc Pài ngày nay. Bác Nguyễn Tiến Chư, quê ở Vụ Bản, tỉnh Nam Định, nguyên là cán bộ ngành Tổ chức huyện Xín Mần đã nghỉ hưu, ở lại Cốc Pài tâm sự: Cốc Phẩy xưa là mảnh đất lành đã níu chân mình ở lại thành quê hương thứ 2 sống đến hết quãng đời còn lại. Nói về Cốc Phẩy xưa, về gốc cây Phay to tướng không còn nữa, nhưng Cốc Phẩy nay là Cốc Pài đã vươn lên xứng đáng với tầm vóc thời đại, thời đại của sự phát triển ngày một vững chắc, bền chặt như “Rừng cây - đời người” ta vậy. Phó Chủ tịch UBND xã Cốc Pài, Vàng Dìu Thanh, cháu cụ Vàng Chỉn Sáng, nguyên Chủ nhiệm HTX Cốc Phẩy khi xưa, cho biết: Cốc Pài hiện nay có 739 hộ, 3.316 khẩu, nơi quần tụ của 15 dân tộc anh em sinh sống. Trải qua quá trình xây dựng, kiến thiết từ đời cha ông đi trước cống hiến, để lại, ngày nay Cốc Pài đã phát triển to, đẹp. Cốc Pài có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện với đầy đủ cơ quan, ban, ngành của huyện Xín Mần đóng chân. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt tỷ lệ cao. Hết năm 2008, cả xã chỉ còn 66 hộ nghèo. Ngoài sản xuất nông - lâm nghiệp nhằm đảm bảo đời sống nhân dân, Cốc Pài chú trọng vào phát triển dịch vụ, thương mại. Hiện có 123 cơ sở sản xuất, kinh doanh tại xã, 9 HTX, 6 Công ty TNHH đang tổ chức sản xuất, phát triển kinh doanh, làm dịch vụ, tạo việc làm. Riêng chăn nuôi trong khu phố mỗi năm đóng góp trên 120 tấn thịt lợn cho tiêu dùng. Các HTX: Vận tải, chế biến, các cơ sở sản xuất gạch xi-măng, ngói, làm chè, chế biến rượu... đã làm tăng giá trị hàng nông sản địa phương lên nhiều lần, tạo bước chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Cốc Pài hiện có nhiều nhà hàng, khách sạn, nhiều điểm đến để thu hút du lịch, dịch vụ, thu hút đầu tư. Coi trọng công tác Đảng, bồi dưỡng cán bộ và làm tốt công tác quy hoạch đô thị, sẽ đưa Cốc Phẩy khi xưa, Cốc Pài ngày nay trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, xứng tầm của huyện Xín Mần, sánh vai cùng các địa phương khác vững bước đi tới tương lai.

                                                                                    Nguyễn Hùng

                                                                                       21.4.2009


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thị xã Hà Giang Đẩy nhanh tiến độ XDCB theo đúng lộ trình đạt đô thị loại III
HGĐT- Thực hiện Nghị quyết số 04 của BTV Tỉnh ủy về xây dựng TXHG đến năm 2010 đạt tiêu chí đô thị loại III, trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư lớn của Trung ương, của tỉnh về xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ mặt đô thị của TXHG ngày càng khang trang, hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện.
22/04/2009
Phát triển viễn thông Viettel ở tỉnh ta gắn với công tác từ thiện, nhân đạo
HGĐT- Là doanh nghiệp có tuổi đời trẻ, nhưng với sự nhạy bén, năng động, Chi nhánh Viettel Hà Giang đã có những bước phát triển mang tính đột phá, khẳng định được uy tín vững chắc trên thị trường viễn thông của tỉnh. Không chỉ dừng lại ở sự thành công trên lĩnh vực kinh doanh viễn thông, Chi nhánh Viettel Hà Giang còn làm tốt công tác từ thiện, nhân đạo.
22/04/2009
345 người được tư vấn học nghề, tạo việc làm
HGĐT- Thời gian qua, Trung tâm Giới thiệu việc làm của tỉnh đã tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm cho 345 người.
22/04/2009
Ghi nhận từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
HGĐT- Ý thức được trách nhiệm trong cuộc Tổng điều tra (TĐT) dân số và nhà ở đối với các địa phương và toàn xã hội, sau gần một tháng, với tinh thần và trách nhiệm cao, cuộc TĐT dân số và nhà ở trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
22/04/2009