Xín Mần triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ

17:11, 27/03/2009

HGĐT- Bố trí 50% lực lượng cán bộ các phòng, ban trong huyện làm nhiệm vụ chuyên môn; huy động 50% lực lượng cán bộ còn lại xuống các xã phối hợp cùng đội ngũ cán bộ cơ sở từ xã đến thôn, bản điều tra, xác định rõ hiện trạng đời sống của bà con; cùng nhân dân các thôn, xóm tìm nguyên nhân của sự nghèo khó; cùng bà con bình xét, xây dựng nhu cầu đầu tư cụ thể tới từng gia đình nghèo, từng công trình xây dựng trên địa bàn theo đúng tinh thần các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện Xín Mần đã triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (Nghị Quyết 30a) trên địa bànmột cách hiệu quả.


 
 Vượt khó về địa hình thi công, thời gian qua, nhiều công trình xây dựng cơ bản đã được triển khai thi côngđồng bộ trên địa bàn huyện Xín Mần.

Các đồng chí trong Ban lãnh đạo huyện Xín Mần cho biết: Nghị quyết 30a về vấn đề phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) trên địa bàn quản lý, nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững là cơ hội để 6 huyện nghèo của tỉnh tiếp cận cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước tăng tốc phát triển. Để triển khai Nghị quyết 30a một cách hiệu quả, Đảng bộ huyện xác định trước hết phải kiểm tra, rà soát đánh giá thật sát hiện trạng thực tiễn của từng cơ sở từ thôn, bản trở lên đến huyện, từ đó xác định rõ nguyên nhân nghèo có của thôn, của xã và của huyện. Khi xác định được nguyên nhân cơ bản của hiện trạng dẫn đến nghèo khó từ cơ sở thôn bản đến xã và huyện, từ đó tập trung đề ra giải pháp tháo gỡ, trên cơ sở trả lờitốt cụm câu hỏi “Việc gì ? - ở đâu ? – Nguồn vốn nào ? – Bao giờ hoàn thành và hoàn thành như thế nào?”.


 
 Với địa hình chia cắt, độ dốc lớn, việc tạo mặt bằng xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Xín Mần luôn gặp khó khăn.

Với cách triển khai nêu trên, huyện Xín Mầnhuy động được tối đa trí tuệ từ mỗi người dân đến trí tuệ của đội ngũ cán bộ đảng viên tham gia xây dựng, thực hiện Đề án phát triển KT-XH nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững. Mặt khác huyện đã xây dựng được ý thức tự chủ, tự nguyện của người dân các thôn, bản chủ động phát huy nội lực của ngay chính bản thân mình và gia đình trong công tác giảm nghèo. Báo cáo đánh giá thực trạng KT-XH và nghèo đói của huyện nêu: Toàn huyện có 54.575 người với 15 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 186 thôn bản thuộc 19 xã, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tới 98%. Huyện có 23.800 người nằm trong độ tuổi lao động, nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp, tập trung ở khu vực nông thôn tới 87%, lực lượng lao động qua đào tạo chủ yếu ở các cơ quan Nhà nước. Vì thế nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, quy mô chất lượng nền kinh tế còn hạn chế và chưa bền vững. Cả huyện chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào, hiện một số cơ sở thủ công nghiệp mới hình thành. Các tuyến đường giao thông liên xã đã được mở, nhưng còn tới 10 xã chưa được nâng cấp nên mùa mưa đường thường bị sạt lở cơ bản không đi lại được... Theo kết quả điều tra từ cơ sở, đến thời điểm cuối năm 2008 toàn huyện còn 3.881 hộ nghèo, hầu hết là hộ đồng bào dân tộc thiểu số; có 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% gồm: Chế Là 62,02%; Pà Vầy Sủ 55,89%; Thu Tà 54,18%; Nấm Dẩn 52,92%; Nàn Xỉn 52,13% và số hộ nghèo còn ở nhà tạm lên đến 1.567 hộ. Nguyên nhân nghèo đặc trưng trên địa bàn huyện bao gồm 68% số hộ có nguyên nhân thiếu vốn sản xuất, 43% do thiếu kiến thức làm ăn, 13% do thiếu lao động, 12% thiếu sức kéo và 10% do thiếu đất sản xuất. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, huyện có địa hình phức tạp, núi cao hiểm trở và bị chia cắt mạnh. Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài vào mùa Đông; thường xảy ra mưa đá, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất vào mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Không những thế, xuất phát điểm đi lên của bà con nông dân trong huyện thấp, tài nguyên thiên nhiên trên địa bànnghèo nàn, điều kiện canh tác của bà con khó khăn do diện tích đất sản xuất đã ít phần lớn lại là đất bạc màu; trình độ sản xuất của bà con còn thấp, chủ yếu là canh tác thủ công nên năng suất lao động hiệu quả thấp. Nguyên nhân chủ quan là cơ chế chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ. Đặc biệt, việc huy động nguồn lực cho giảm nghèo gặp khó khăn, hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu...


Huyện Xín Mần đã chỉ ra được nguyên nhân đói nghèo và xác định được nhu cầu đầu tư một cách chi tiết và cụ thể của từng cơ sở thôn bản đến cấp xã và tổng thể toàn huyện. Từ thực tiễn của cơ sở, xác định rõ thứ tự ưu tiên từng nhóm công việc, từng hạng mục công trình đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đã được xác lập trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Kết quả bước đầu trong tiến trình xúc tiến triển khai, đưa Nghị quyết 30a nhanh chóng đi vào hiện thực cuộc sống của Đảng bộ huyện Xín Mần, đã nhận được sự tin tưởng đánh giá cao của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trong chuyến công tác tại huyện vừa qua. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Có thể đánh giá tổng quan sự nghiệp phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo của huyện Xín Mần trong thời gian qua thông qua 10 chữ “Chủ động – Sáng tạo - Đoàn kết – Trách nhiệm – Hiệu quả”. Trong đó 8 chữ “Chủ động - Đoàn kết – Trách nhiệm – Hiệu quả” chỉ xu thế chung của cả tỉnh. Riêng hai chữ “Sáng tạo” được dành riêng cho huyện Xín Mần, thông qua đó Xín Mần đã triển khai đồng loạt nhiều chương trình phát triển, tháo gỡ kịp thời mọi khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, huy động tốt nội lực trong nhân dân gắn với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước. Với truyền thống của một huyện giàu thành tích trong phát huy nội lực phát triển KT-XH, cùng với sự sâu sát cơ sở của đội ngũ cán bộ đảng viên trong huyện, sâu sát tuyên truyền và giúp mọi người dân trong huyện thấm nhuầntinh thần của Nghị Quyết 30a trong công tác phát triển KT-XH, giảm nghèo nhanh và bền vững. Từ đó, mỗi ngời dân trong huyện sẽ chủ động tựxây dựng cho mình phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 30a của Chính phủ.


Đức Dũng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
HGĐT- Hơn 80 năm qua, kể từ khi Bác Hồ thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thanh niên Việt Nam được sự quan tâm dìu dắt của Bác Hồ và Đảng đã tỏ rõ là đội quân xung kích của cách mạng. Từ ngày có tổ chức Đoàn (26.3.1931), các thế hệ thanh niên đã vươn lên xung kích trong kháng chiến, kiến quốc.
27/03/2009
An toàn vệ sinh lao động ở ngành Điện
HGĐT- Trong những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ (ATVSLĐ và PCCN) trên địa bàn tỉnh ta luôn được các cấp, ngành quan tâm chú trọng, trong đó phải nhắc đến Điện lực tỉnh - đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh mang tính đặc thù, luôn nêu cao khẩu hiệu “An toàn là bạn, tai nạn là thù”; nhiều năm liềndẫn đầu về ATVSLĐ và PCCN của tỉnh. Cũng
27/03/2009
Ký sự Nàn Ma
HGĐT- Xuân sang, một màu xanh non bao trùm khắp dãy núi Nàn Ma (Xín Mần) cao trên 1.200m so với mực nước biển. Mận hậu, biểu tượng đặc trưng nhất của vùng đất này quả non đã lúc lỉu bằng chiếc đầu đũa treo trên cành.
27/03/2009
Hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
HGĐT- Sáng 26.3, tại Hội trường Thị ủy Hà Giang, Tỉnh đoàn tổ chức buổi Tọa đàm kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 – 2009).
27/03/2009