Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo cho ĐVTN trong tỉnh
HGĐT- Bám sát Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ, trong 5 năm qua, BTV Tỉnh đoàn tích cực hướng dẫn các huyện, thị đoàn, đoàn trực thuộc phối hợp với Ngân hàng CSXH các huyện, thị tổ chức thực hiện và triển khai vốn vay tới các hộ gia đình ĐVTN nghèo.
Tính đến nay, đã giải ngân 139,234 tỷ đồng, cho 17.737 lượt hộ gia đình ĐVTN được vay vốn, trong đó cho vay hộ ĐVTN nghèo 99,523 tỷ đồng.
Để nguồn vốn vay đạt hiệu quả, BTV còn phối hợp với với Sở NN&PTNT; Sở LĐTB&XH… tập huấn chuyển giao KHKT, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho ĐVTN, kết quả đã xây dựng trên 200 mô hình phát triển kinh tế; tổ chức tập huấn kiến thức KHKT như: Kỹ thuật nuôi cá, trồng lúa lai, ngô lai, trồng nấm, trồng cỏ chăn nuôi... cho trên 40.000 ĐVTN; thực hiện 234 mô hình trình diễn phát triển kinh tế, thông qua đó hướng dẫn KHKT cho ĐVTN. Đào tạo nghề cho 8.134 ĐVTN, tổ chức tư vấn xuất khẩu lao động cho trên 7.000 ĐVTN, trong đó có 2.365 ĐVTN đi xuất khẩu lao động nước ngoài, trên 300 ĐVTN đi lao động tại các khu công nghiệp trong nước. Thông qua các nguồn vốn vay và tư vấn xuất khẩu lao động đã giải quyết việc làm cho trên 6.000 ĐVTN.
Bên cạnh đó, các hoạt động tình nguyện hỗ trợ hộ nghèo: Được các huyện, thị Đoàn, đoàn trực thuộc thường xuyên tổ chức. Vì thế trong 5 năm qua, các huyện, thị Đoàn, Đoàn trực thuộc đã chỉ đạo, tổ chức hàng nghìn lượt tình nguyện hỗ trợ cho 300 hộ gia đình ĐVTN nghèo; xoá trên 5.000 nhà tạm, hỗ trợ 126 triệu đồng cho các hộ mua tấm lợp xoá nhà tạm, tình nguỵên tu sửa, mở mới trên 100 km đường giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo tham gia phát triển kinh tế. Tổ chức quyên góp ủng hộ hộ ngườinghèo hàng trăm bộ quần áo ấm, trên 500 tấm phản nằm; trên 30 tấn gạo cứu đói, hàng nghìn ngày công hỗ trợ phát triển kinh tế.
Từ nguồn vốn trên, 5 năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các hộ gia đình ĐVTN XĐGN làm giàu chính đáng. Đã xuất hiện nhiều mô hình, nhiều gương điển hình trong phát triển kinh tế XĐGN như: Trồng rừng kinh tế của huyện Bắc Mê, nuôi gà đen của Quản Bạ, các mô hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mô hình dự án phát triển bò, dê luân phiên của huyện Hoàng Su Phì, mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp của đoàn viên Đường Văn Phình, (Đồng Văn)… Các mô hình trên ngày càng được phát triển và nhân ra diện rộng, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn ĐVTN trong tỉnh. Trong 5 năm thực hiện nghị quyết có 4 ĐVTN được TƯ tặng giải thưởng Lương Đình Của; 495 ĐVTNđược các cấp, các ngành tặng Giấy khen, Bằng khen… số hộ gia đình ĐVTN thoát nghèo đã lên tới 5.912 hộ, đạt 100,44% so với nghị quyết đề ra, số hộ gia đình ĐVTN khá, giàu tăng 1.354 hộ nâng tỷ lệ hộ khá, giàu lên 3.462 hộ…
Ý kiến bạn đọc