Mật ngọt từ vùng đá

16:38, 22/02/2008

(HGĐT)- Rơi nước mắt vì mưa ít!
Từ thị xã Hà Giang đi cao nguyên Đồng Văn, cảm giác như đang leo lên trời. Quả đúng vậy, độ cao trung bình của Hà Giang là 800-1.200m so với mực nước biển. Cao nguyên đá Đồng Văn gồm 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, có tới 90% diện tích là núi đá vôi với những vách núi dựng đứng, những dải núi tai mèo sắc nhọn độ cao lên tới 2.000m.


Đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc), cổng trời Sà Phìn (Đồng Văn) chìm trong mây mù ngay cả trong những ngày hè đẹp trời nhất. Từ độ cao nhìn xuống thung lũng phía dưới, đâu cũng chỉ bắt gặp một màu đá xám khô lạnh. Có lẽ đây là miền khát nhất trên dải đất hình chữ S này.


- Đồng bào thiếu nước từ 4 đến 6 tháng- Ông Vàng Pháy Ly, Bí thư Đảng ủy xã Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn), thủng thỉnh nói- Nhà nào cũng được Nhà nước đầu tư xây bể, nhưng nước mưa ít quá, bể chẳng chứa được bao nhiêu. Hàng ngày phải tập trung nhân lực vào việc đi tìm nước ăn, không có thời gian lao động sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 87%. Nghèo vì thiếu nước, có nước, dân sẽ đỡ nghèo. Đấy là nhu cầu nước của dân đã được cải thiện phần nào qua sự đầu tư của Nhà nước xây dựng một số hồ treo tại huyện Đồng Văn, như trước đây thì học sinh cũng phải bỏ học về đi lấy nước.

Kề sát đó là huyện Mèo Vạc với gần 100% thôn bản thiếu nước sinh hoạt, dù trong năm 2007 dân đã được đầu tư xây thêm 105 bể nước ăn với mức chứa 830m3 nước. Sùng Thị Và ngồi hứng từng giọt nước bên dốc Mã Pì Lèng, năm nay Và 32 tuổi, đã 20 năm địu can đi lấy nước, và cho biết, hứng từ sáng tới trưa sẽ được đầy can 20 lít, là nước sinh hoạt cho 6 người và nước uống cho 3 con bò trong 1 ngày. Hôm nay trời mưa, hứng ngay bên đường, ngày không mưa phải địu can leo núi hàng giờ mới tìm được nước. Mùa hè có mưa to mới tắm giặt thỏa thuê còn 6 tháng mùa khô trẻ con và người lớn đều không được tắm gội.


Ngay dưới chân núi là dòng sông Nho Quế xanh vắt, song những con người đang khát cháy cũng chỉ có thể đứng nhìn bởi không có cách nào tụt xuống những vách đá dựng đứng kia để vớt lên dù chỉ một bụm nước. Sùng Thị Và bảo: Phụ nữ vùng cao đôi khi vẫn phải rơi nước mắt vì nỗi vất vả chứ đá thì hiếm khi đổ lệ. Trên chiếc gáo của Và, nước chậm chạp chảy từ khe đá nhỏ xuống từng giọt, từng giọt như pin cà phê.


Mật ngọt từ đá

Cũng chính tại vùng đá này, có một thức đặc sản mà bất cứ ai đến đây cũng kiếm tìm - đó là mật o­ng bạc hà. Từ lâu, mật o­ng bạc hà đã được truyền tụng bởi những dược tính đặc biệt của nó. Đó là khả năng bồi bổ sức khỏe, công dụng chữa các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa. Vị thơm ngọt hiếm có của loại mật o­ng này cũng có sức hút đặc biệt. Người vùng cao cho biết, mật o­ng bạc hà được sản xuất từ nguồn mật nguyên chất o­ng nuôi theo phương pháp truyền thống trên vùng nguyên liệu thức ăn hoàn toàn tự nhiên, chủ yếu là mật của cây hoa bạc hà và một số loại thảo mộc mọc hoang dại chỉ có ở vùng cao nguyên núi đá phía bắc của tỉnh Hà Giang.


Bạc Hà là loại cây dại, sống mãnh liệt trên đá, hàng năm ra hoa tím hồng từ tháng 9 tới tháng 11 âm lịch. Đây cũng chính là mùa quay o­ng. Người Mông trên cao nguyên đá đã nuôi o­ng từ nhiều đời nay, mỗi nhà vài ba tổ để lấy mật làm thuốc, làm bánh vào dịp tết nguyên đán. Những năm gần đây, cùng với việc phát triển đàn bò, đàn o­ng cũng được coi là nguồn mang lại thu nhập cao cho người dân. Nuôi o­ng hầu như không tốn công, không mất chi phí vào nguồn thức ăn. Với mức đầu tư 250-300 ngàn đồng/đàn o­ng giống, mỗi năm thu được từ 10- 20lít mật, bán tại bãi trên 80 ngàn đồng/lít, qua một năm, số lượng đàn o­ng tăng gấp đôi, mỗi năm lãi ròng gần 1 triệu đồng/ đàn. Vừ Mí Chá (30 tuổi) ở thôn Pả Vi hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, cho biết khi lấy vợ ra ở riêng, được bố mẹ chia cho 3 đàn, nay đã nhân giống được 22 đàn, vừa quay được 10 can mật (200 lít), bán được 17 triệu đồng, lãi bằng nuôi 5 con bò mà không phải đi lấy cỏ, lấy nước như nuôi bò. Toàn huyện Mèo Vạc hiện có trên 5000 đàn o­ng, huyện Đồng Văn cũng đang mở rộng mô hình nuôi o­ng, mỗi năm thu hàng tỷ đồng, đây là nguồn thu không nhỏ đối với người dân vùng cao vừa thiếu nước ăn, vừa thiếu đất trồng trọt.


Người vùng cao dặn: nếu có mua mật o­ng phải chọn đúng mật có màu vàng chanh hoặc vàng nâu, lỏng sánh hoặc kết tinh, mùi thơm đặc trưng hoa bạc hà, vị khé, nếu là mật o­ng lai sẽ có vị chua và hương không thơm, nhiều người vì lợi nhuận đã đem giống o­ng ý về nuôi, năng suất tuy cao nhưng chất lượng mật kém. Có sự khác biệt về hương vị của mật dù vẫn đất ấy, vẫn hoa ấy bởi con o­ng của vùng đá này cần mẫn hiếm có, sau khi lấy mật về, chúng còn dùng cánh quạt cho đến khi mật ráo nước, chịu thương chịu khó y như những con người đang bám vào đá mà sống.


Lưu Thị Bạch Liễu (Thái Nguyên)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thiêng liêng chủ quyền biên giới
(HGĐT)- Bao năm gắn bó với mảnh đất biên cương đầy khó khăn, khắc nghiệt, bàn chân đặt lên nhiều bản làng heo hút, nơi cuộc sống còn kham khổ, tôi luôn thầm hỏi có nơi nào trên dải đất Việt lại thân thương, anh dũng, kiên cường như đất, người Hà Giang?
30/01/2008
Đoàn cán bộ T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chúc Tết tại tỉnh ta
(HGĐT)- Ngày 28-29.1, đoàn cán bộ T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Bí Thư T.Ư Đoàn dẫn đầu đã lên thăm, chúc Tết tại tỉnh ta.
30/01/2008
Mênh mang mùa Xuân biên giới
(HGĐT)- Những năm gần đây, tôi có thói quen cứ chuyến công tác Mèo Vạc, Đồng Văn nếu thuận lợi là tôi lại ngược Lũng Cú để trò chuyện với chiến sĩ biên phòng, gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo xã, sang trường PTCS thăm hỏi các thầy, cô giáo, rồi tạt qua trạm biên phòng tiền tiêu.
30/01/2008
Giới trẻ và những giá trị cuộc sống cùng sinh viên về quê vui Tết
Sáng 29.1, chuyến xe đầu tiên chở theo những niềm vui háo hức của nhiều sinh viên (SV) về quê đón Tết và sum họp với gia đình đã lăn bánh...
30/01/2008