Những kỳ tích trên đường xoá nghèo và làm giàu

15:24, 19/12/2007

(HGĐT)- Có thể khẳng định rằng, 5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói nghèo và làm giàu” đã và đang trở thành một trong những hoạt động sôi nổi, sâu rộng, có hiệu quả thiết thực đối với cán bộ, hội viên nông dântoàn tỉnh.


Nókhơi dậy và phát huy tiềm năng, nội lực sức dân trong mỗi gia đình, mỗi địa phương không chỉ tự nỗ lực xoá nghèo mà còn có thể làm giàu ngay trên vùng đất Hà Giang đầy thử thách khắc nghiệt.


Từ vùng núi thấp Bắc Quang, Quang Bình, đến vùng núi phía Tây hiểm trở Xín Mần, Hoàng Su Phì, hay ngược lên vùng đá cổ phía Bắc, ở đâu ta cũng gặp những người nông dân “vắt đất, đá ra vàng” chính ngay cái nơi mà cha ông, bản thân họ mới đó ít năm đã từng phải trông chờ Nhà nước cứu đói. Con số 13.545 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp (chiếm 11,8% tổng số hộ nông dân trong tỉnh) theo tiêu chí của T.Ư đã làm thay đổi diện mạo cả một vùng nông thôn rộng lớn của Hà Giang; với 58 hộ cấp T.Ư, có mức thu nhập 3 triệu đồng/khẩu/ tháng; 531 hộcấp tỉnh, có mức thu nhập 1,5 triệu đồng/khẩu/tháng. Trong đó, huyện Bắc Quang có tới 4.475 hộ nông dân SXKD giỏi các cấp (chiếm 33% số hộ giỏitoàn tỉnh); Vị Xuyên 2.348 hộ (chiếm 25%); Quang Bình 1.224 hộ (chiếm 9%); còn lại các huyện, thị đều có từ 420 - 655 hộ.


Những hộ nông dân SXKD giỏi đã biết khai thác tiềm năng thế mạnhđất đai, sức lao động, mạnh dạn đầu tư vốn, sử dụng lao động hợp lý, tổ chức sản xuất khoa học, biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Trong số họ, có tới 288 hộ đạt tiêu chí kinh tế trang trại, 600 hộ đang sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại. Phần lớn các trang trại đều sản xuất tổng hợp, phát triển cây, con chính như:
Cam quýt, nhãn vải, chè, cây ăn quả khác, kết hợp với phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, cá, gia cầm đã phát huy được hiệu quả kinh tế. ở khắp các địa phương trong tỉnh, dù trong bất cứ điều kiện về tự nhiên như thế nào cũng xuất hiện những mô hình hộ nông dân nỗ lực vượt khó vươn lên xoá nghèo, trở thành khá, giàu, điển hình như: Hộ ông Mua Sé Cơ, dân tộc Mông, thôn Sủng Trái (Đồng Văn), phát triển kinh tế mô hình tổng hợp: Trồng 1 ha cỏ, 1,5 ha ngô, nuôi 16 con bò, 20 con dê, 17 con lợn, trồng và khoanh nuôi bảo vệ 6 ha rừng, làm dịch vụ máy xay xát ngô, máy khoan, nghiền đá sản xuất vật liệu xây dựng, hàng năm tổng thu nhập lên tới 113 triệu đồng. Hộ ông Hầu Seo Pao, dân tộc Mông, thôn Tấn Xà Phìn, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì), trồng 3,6 ha chè Shan tuyết, 1,6 ha cây lương thực, 0,8 ha đậu tương, nuôi 5 con trâu, 30 con dê, 150 con gia cầm, đầu tư dây chuyền chế biến chè trị giá 75 triệu đồng làm dịch vụ chế biến chè tại địa phương, tổng thu nhập đạt 103 triệu đồng/năm. Hộ ông Vừ Chúng Dình, dân tộc Mông, thôn Nà Hán, thị trấn Yên Minh (Yên Minh), trồng 1,2 ha lúa, 3 ha cây ăn quả, 2 ha ngô, đậu, trồng và bảo vệ 7 ha rừng, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm cho thu nhập 195 triệu đồng/năm. Hộ ông Nguyễn Văn Xưng, dân tộc Tày, thôn Trung Thành, xã Vĩ Thượng (Quang Bình), trồng 4 ha cam, 7 ha cây lương thực, nuôi 18 con bò, 25 con lợn, 300 con gia cầm, diện tích nuôi cá 3000 m2, tổng thu nhập mỗi năm đạt 175 triệu đồng. Hộ ông Vũ Văn Mạnh, dân tộc Kinh, thôn Vĩnh An, xã Vĩnh Phúc, trồng 8 ha cam, 6 ha rừng, nuôi lợn, gia cầm, tổng thu nhập hàng năm đạt 265 triệu đồng.


Hộ nông dân SXKD giỏi có kinh tế khá, giàu; đồng thời cũng rất giàu lòng nhân ái. Họ đã tương trợ, giúp đỡ những hộ đói nghèo về kinh nghiệm làm ăn, giúp công lao động, vốn, giống, vật tư, sức kéo để bà con vượt khó, xóa nghèo và vươn lên làm ăn khá, giàu, tiêu biểu như: Hộ ông Sùng Mí Cơ, thôn Lao Xa, xã Sủng Là (Đồng Văn) đã giúp cho 72 hộ nghèo nuôi giẽ 85 con bò sinh sản, đến nay hầu hết các hộ đã được chia từ 1-2 con, tổng trị giá đàn bò hộ nghèo được chia lên tới 255 triệu đồng, giúp 5 hộ nghèo vay 5 triệu đồng vốn không lãi, 35 công xóa nhà tạm. Hộ ông Lưu Mìn Sò, thôn Cốc Rế, xã Cốc Rế (Xín Mần) giúp 6 hộ vay 4,2 tấn thóc, giúp 10 hộ vay 14 triệu đồng không lãi, giúp 2 hộ nghèo nuôi giẽ 2 con trâu sinh sản. Hộ ông Phạm Văn Minh, thôn Tự Lập, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), giúp 100 con giống gia cầm cho 5 hộ, giúp 2 hộ 60 cây giống, 30 công lao động làm nhà ở cho hộ nghèo, giúp 8 hộ vay 20 triệu đồng không lãi đầu tưtrồng cây ăn quả và chăn nuôi. Hộ ông Củng Diu Phàng, thôn Chúng Chải, xã Phố Là (Đồng Văn) giúp 2 hộ nghèo nuôi chia 2 con bò sinh sản, giúp 4 hộ nuôi chia 4 con dê, 300 kg giống ngô cho 5 hộ nghèo, 40 công lao động xoá nhà tạm. Hộ ông Vừ Vả Chơ, thôn Há Chế, xã Sủng Chá (Mèo Vạc), giúp 3 hộ nuôi chia 2 con bò sinh sản, 4 con dê giống, 40 công xoá nhà tạm...


Còn rất nhiều hộ nông dân SXKD giỏi ở khắp các xã, thôn bản đã tự nguyện giúp đỡ hộ nghèo, tạo thành phong trào đoàn kết giúp nhau rộng khắp trong nông dân, nông thôn, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống 37,5%.


Những hộ nông dân SXKD giỏi đã và đang trở thành gương sáng trong lao động, sản xuất, là nhân tố quan trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh, góp phần tạo nên những kỳ tích trên con đường xoá nghèo và làm giàu ở Hà Giang.


Thảo Phương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hai bạn trẻ VN dự Diễn đàn lãnh đạo trẻ châu Á
Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Bali (COP13), từ ngày 3 đến 8.12.2007 Hội đồng Anh tổ chức Diễn đàn Lãnh đạo trẻ châu Á về biến đổi khí hậu (AYLCF) tại Bogor, Indonesia
30/11/2007
Đánh thức cao nguyên đá
(HGĐT)- Đồng chí Trịnh Duy Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có lần nói: “Hà Giang chúng ta đang đang có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên phải thực sự sử dụng tiềm năng một cách hợp lý, qua sự đầu tư đúng hướng và có quyết tâm cao mới có hiệu quả trong quá trình phát triển KT - XH”. Hà Giang ở giai đoạn này đang thực sự chuyển mình cả về chất và lượng đúng theo tiềm năng vốn
28/11/2007
Thùy Trâm vẫn mãi mãi trong lòng bạn bè
Gần nửa thế kỷ trôi qua mà trong ký ức bạn bè đồng môn của Thùy Trâm vẫn mãi đầy ắp những kỷ niệm đẹp về chị. Bởi ở Thùy Trâm nghị lực sống, lòng tận tụy với công việc, tinh thần hy sinh chịu đựng gian khổ trong lửa đạn chiến tranh đã chinh phục mọi người. Nhưng điều sâu đậm nhất, quý báu nhất ở chị vẫn là tình cảm chân thành và tha thiết với bạn bè.
26/11/2007
Để người lao động chủ động trên đường lập nghiệp
(HGĐT)- Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh trình độ dân trí cũng như sự phát triển KT-XH của tỉnh.
23/11/2007