Ngập tràn không gian Văn hóa Trà
(HGĐT)- Những con số ấn tượng dành cho những cây chè 500 năm tuổi; 500 bàn trà được 3.000 người thưởng thức, bình chọn chất lượng trà Shan tuyết Hà Giang cùng màn đồng diễn hấp dẫn của 850 diễn viên chuyên, kh”ng chuyên đại diện cho nền văn hóa 22 dân tộc cực Bắc Tổ quốc; những bánh trà to, nặng tới 250 kg, những ấm trà chứa tới 120 lít cho hàng ngàn người uống cùng một lần pha...
Một không gian văn hóa trà đậm đà, sôi động được 4,5 vạn đồng bào thị xã biên giới nhỏ bé bên dòng Lô xanh cùng hàng ngàn quan khách thập phương thưởng ngoạn trong một ngày đẹp: Ngày Văn hóa Trà Hà Giang.
Tôn vinh những giá trị văn hóa:
Từ trong sâu thẳm, hương chè Thông Nguyên, Lũng Phìn, Thượng Sơn, Túng Sán, Chế Là, Quảng Nguyên của Hà Giang đã đi vào câu dân ca mượt mà mỗi khi mẹ cất tiếng hát ru con... Ông Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, cho biết: Thế giới đánh giá Hà Giang là một “Viện bảo tàng sống” về cây chè Shan tuyết. Tham gia Lễ hội Trà lần này có đông đủ các danh trà của 14 tỉnh, thành trồng chè, làm trà thuộc khu vực miền Bắc, cùng nhiều doanh nghiệp làm trà của các tỉnh, thành miền Nam, TP. HCM, được “cộng hưởng” với những “lão chè” Hà Giang có tuổi thọ vài trăm năm, tạo nên sự tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống làm trà khắp mọi miền Tổ quốc.
Thật vậy! Từ rất lâu rồi người tiêu dùng trà trong nước, thế giới, đều biết đến chè Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Văn Chấn (Yên Bái), Sông Lô (Tuyên Quang), biết đến doanh nghiệp chè Cầu Tre (TP. Hồ Chí Minh) hay chè xanh Phú Thọ... Tất cả họ đều đã làm trà và nổi danh về trà, về một nền văn hóa trà gắn liền với người trồng chè ở mọi miền đất nước. Nhưng ít ai biết tận tường về cây chè Shan tuyết Hà Giang. Tài liệu của Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc xác nhận: Cách đây hơn một thế kỷ (năm 1885) người Pháp đã sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu cây chè Shan tuyết Hà Giang. Từ năm 1994 - 1996, Viện Nghiên cứu Chè đã bỏ công điều tra, nghiên cứu, bảo tồn giống chè Shan tuyết đầu dòng Hà Giang. Hiện Hội Chè thế giới ITC (Luân Đôn) xác nhận chè Shan tuyết Hà Giang là vùng chè hữu cơ khổng lồ của “1 trong 3” vùng chè hữu cơ toàn quốc chất lượng rất tốt cho sức khỏe của con người và xác nhận: Người Hà Giang với 22 dân tộc có một truyền thống trồng, chế biến chè thiên nhiên theo những cách truyền thống của mỗi dân tộc, trên từng tiểu vùng đất đai, khí hậu. Một quan chức tỉnh Thái Nguyên, nơi có vùng chè Tân Cương nổi tiếng, trong lúc thưởng trà Lũng Phìn (Đồng Văn), nhận xét: Trong Lễ hội này có bao nhiêu trà Lũng Phìn chúng tôi sẽ mua hết. Vì sao vậy? Ông khách cười giải thích: Lũng Phìn nằm trên cao nguyên đá khổng lồ cao gần 2.000 m so với mực nước biển trung bình. Nơi đây khí hậu vô cùng hà khắc. Mà cây chè càng sống nơi hà khắc ấy càng cho tinh chất độc đáo, chứ chưa dám khẳng định là “độc nhất vô nhị”. Bên cạnh đó, đồng bào Mông vùng này còn có một đời sống văn hóa tinh thần rất đặc biệt. Hỏi chuyện ông Huỳnh Ngọc Kim, Phòng xuất - nhập khẩu doanh nghiệp chè Cầu Tre TP. Hồ Chí Minh, ông khẳng định: Mỗi năm doanh nghiệp xuất khẩu trên 2.000 tấn sản phẩm chè chế biến sang Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước châu Âu. Trong số đó chủ yếu là chè mua ở Công ty Cổ phần Chè Hùng An, Huy Hoàn (Hà Giang). Tất cả các sản phẩm chè doanh nghiệp xuất khẩu đều được các bạn trà đánh giá rất tốt, rất chất lượng, góp phần tạo nên thương hiệu danh trà Cầu Tre. Bà Nguyễn Thị Lý, Giám đốc C”ng ty TNHH Hoàng Bình, Tân Cương (Thái Nguyên) ngay trong Lễ hội còn ngỏ ý với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Duy Quyền “mua lại toàn bộ vùng chè Hoàng Su Phì để đầu tư thu mua, chế biến xuất khẩu” v.v...
Quảng Bá để hội nhập:
Cùng lúc, trong một đêm ẩm thực trà có tới 500 bàn trà được pha để đãi trên 3.000 khách cùng uống trà, hà hít cái hương vị nồng nàn của thiên nhiên được làm ra từ bàn tay hàng chục vạn đồng bào 14 tỉnh, thành miền Bắc mà các tổ chức, doanh nghiệp khắp mọi miền đất nước mang về Lễ hội trong đêm trà Hà Giang: Chè Mộc Châu, Tân Cương, Sông Lô, Phú Thọ, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Đồng Văn, Bắc Quang, Vị Xuyên hay Thượng Sơn, Cao Bồ, Túng Sán, chè Hùng An, Hùng Cường, Thành Sơn v.v... cùng những thương hiệu đã nổi tiếng, nhãn hiệu đang tìm kiếm thị trường, bạn hàng và cả những vùng chè nguyên liệu trong tỉnh còn hoang sơ cần được đầu tư thu hái, chế biến. Cùng đó là cách pha trà, làm chè của các dân tộc, đại diện cho từng đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, tập thể HTX... mang về hội trà đều là một cách quảng bá cho sản phẩm. Nhận xét về sự hội tụ các gương mặt trà trong Lễ hội, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, ông Trần Văn Giá, cho hay: “Các danh trà về đây đều mong muốn từ bỏ cái “ao làng” nhỏ bé của mình để vươn ra “biển lớn” chính là cái chợ toàn cầu WTO. Bởi lẽ, hiện nay nền kinh tế của ta là nền kinh tế hàng hóa bình đẳng với 149 Quốc gia trên thế giới”. Đại diện Cục Thương vụ Malipho, châu Vân Sơn, Trung Quốc cho rằng: “Các nhà làm chè Việt Nam nói chung, khu vực miền Bắc nói riêng đang làm một việc rất quan trọng là gắn kết nhau lại cùng với Hà Giang để đưa cây chè Shan tuyết lên ngang hàng trong làng chè toàn cầu”. Thực tế xác nhận hết tháng 11.2007, xuất khẩu chè của Việt
Mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đề ra đến năm 2010 đưa diện tích chè lên 17.500 ha, sản lượng 100.000 tấn búp tươi/năm, xuất khẩu 4.000 tấn sản phẩm. Trong Hội Trà, Hà Giang mới chỉ ít các danh trà có tên tuổi như: Chè Hùng An, Hùng Cường, Thành Sơn được biết đến bấy lâu nay. Bên cạnh đó còn các nhãn trà mới như: Chế Là, Nà Chì (Xín Mần), Túng Sán (Hoàng Su Phì), Nam Hải (Tiên Nguyên, Xuân Minh, huyện Quang Bình), số còn lại ngập tràn trong các danh trà tên tuổi của 14 tỉnh đem về. Các bạn trà về đây đều đánh giá rất cao chất lượng chè Shan tuyết Hà Giang, nhưng cũng thấy một điều: Việc đăng ký, xúc tiến xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm còn rất hạn chế. Tại Hội thảo khoa học về cây chè của tỉnh, những hạn chế, giải pháp đưa ra là: Tập trung đầu tư chiều sâu cho chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm chè Hà Giang. Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Kim Phong khẳng định: “Nếu đầu tư chế biến sản phẩm tốt, chè Hà Giang chỉ làm ra một sản phẩm duy nhất, đó là “chè chất lượng cao”. Đại diện cho một doanh nghiệp Đài Loan chuyên gia về lắp máy, dây chuyền chế biến chè cao cấp, cam kết sẵn sàng đầu tư dây chuyền đó vào Hà Giang. Tiến sỹ khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Chè và thực phẩm Bộ NN-PTNT, cho biết: Thế giới có hàng ngàn c”ng trình nghiên cứu về ứng dụng của các sản phẩm chè có lợi cho sức khỏe con người, đã khẳng định tác dụng sinh - dược học của chè như chống: Ung thư, đột biến tế bào, phóng xạ, viêm nhiễm... cần được sử dụng rộng rãi. Và đặc biệt nhấn mạnh, các chất có tác dụng trên có rất nhiều trong cây chè Shan tuyết Hà Giang.
Qua kh”ng gian Lễ hội Trà, các sản phẩm chè Hà Giang còn rất “khiêm tốn” so với tiềm năng thiên nhiên ban tặng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Duy Quyền khẳng định: Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cá nhân, tập thể đầu tư thâm canh, đưa các sản phẩm chè Shan tuyết Hà Giang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế hàng hóa toàn cầu, đó là mệnh lệnh, là tình yêu với cây chè. Đã đến lúc các doanh nghiệp làm chè Hà Giang buộc phải từ bỏ tư tưởng “tiểu nông” có gì bán nấy, để liên kết và mở rộng đầu tư nâng cao chất lượng chè. Đó là giải pháp “sống, còn” của ngành chè Hà Giang.
Kết thúc Lễ hội đã có 15 Cúp Vàng được trao, trong đó Hà Giang đoạt 9 Cúp cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. Rất gần thôi, chè Shan tuyết Hà Giang chất lượng tuyệt hảo sẽ đi vào lòng người sử dụng trà trên toàn hành tinh xanh.
Ý kiến bạn đọc