Sự lựa chọn của tuổi 18

11:20, 20/05/2007

Đa số thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh 2007 đều sinh năm 1989, và tuổi 18 đã làm nhiều trường khá bất ngờ trước sự lựa chọn của mình, khi nhiều ngành vốn không có “tiếng tăm” gì lại đông người đăng ký, còn những ngành “tên tuổi” lại vắng bóng dần thí sinh...


Bất ngờ từ khối B

Bất ngờ đầu tiên đến từ khối B, với sự gia tăng đến… chóng mặt của các trường có tuyển sinh khối B năm nay. Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược Cần Thơ, TS bác sĩ Đàm Văn Cương thổ lộ: “Cứ tưởng năm nay lượng hồ sơ sẽ như mọi năm vì ngành này luôn ổn định về mặt hồ sơ, chứ có ngờ đâu tăng nhiều như thế”. Con số sơ bộ hiện nay của trường này là gần 10.000 hồ sơ, trong khi năm 2006 khoảng 8.500 hồ sơ.

Tại Trường ĐH Y dược TP.HCM, số hồ sơ cứ nhích dần, nhích dần và đã gần đụng con số 30.000, trong khi tuyển sinh 2006 chỉ có 21.000 hồ sơ. Bác sĩ Hoàng Anh (phòng đào tạo nhà trường) cũng không ngờ năm nay lại tăng đột biến như thế, và điều làm trường này lo lắng là đi tìm phòng thi vì việc tăng này nằm ngoài dự kiến của trường.

Không chỉ các trường y dược lượng hồ sơ khối B tăng, mà hầu như các trường khác có tuyển ngành này đều nhận được lượng hồ sơ về nhiều. Tại ĐH Huế, lượng hồ sơ dự thi vào các ngành khối B tăng nhiều nhất trong các khối, gần 3.000 hồ sơ (18.755 so với 15.778 của năm 2006). Còn tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM thì sao? Câu trả lời là… quá sức tưởng tượng! Nếu năm 2006 là 19.332 hồ sơ thì năm nay trường này nhận được 30.272 hồ sơ, tăng gần 11.000 hồ sơ(!), chỉ tính riêng sự gia tăng một khối B này thôi cũng hơn lượng hồ sơ của nhiều trường ĐH khác nhận được.

Đó là chuyện trường, còn chuyện ngành của khối B cũng hết sức thú vị. Sự gia tăng của khối B cũng khiến nhiều ngành trở nên hấp dẫn. Ví dụ ngành địa chất của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), tuyển sinh 2006 khối B chỉ có 830 hồ sơ, năm nay con số đó là 2.128 hồ sơ, công nghệ sinh học từ 1.844 năm 2006 tăng lên 2.261 hồ sơ. Ngay bên cạnh là Trường ĐH Sư phạm cũng vậy, khối B ngành sinh học có 1.996 hồ sơ (2006 là 1.293).

Khối C từ từ giảm…

Năm nay khối C lại giảm, chứng tỏ chiều hướng khối chủ lực của ban khoa học xã hội ngày càng ít được 8X ưa chuộng. Khối C từng một thời “hào hùng” với tỉ lệ chọi cao ngất ngưởng (có khi lên đến 1/50) tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nay bắt đầu xuống. Ngành ngữ văn từ 3.882 của năm 2006 tụt còn 3.482 hồ sơ trong năm nay, tương tự ngành lịch sử chỉ còn 1.859 (2006 là 2.549 hồ sơ), ngành địa lý còn 2.361 (2006 là 2.735 hồ sơ).

Trường ĐH Mở TP.HCM cũng thành công với số hồ sơ gần 28.000, tăng rõ rệt thế nhưng số hồ sơ khối C chỉ khiêm tốn ở mức khoảng 1.000. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, trường có nhiều ngành tuyển khối C, cũng chỉ có hơn 3.500 hồ sơ, trong đó lượng hồ sơ khối D chiếm khoảng 1.500, gần một nửa cho thấy khối C ngày càng xuống, trong khi chính khối C mới là khối thi tuyển chủ lực. Còn tại ĐH Huế, khối C năm nay giảm đến 20% khi từ 14.960 của năm 2006 chỉ còn 11.583 hồ sơ trong mùa tuyển sinh này.

Tại Trường ĐH KHXH và NV (ĐHQG TP.HCM), hầu hết các ngành tuyển khối C không có gì khởi sắc và mới mẻ, đều có dấu hiệu chững lại và giảm. Ngành ngữ văn được xem là tăng khá nhất với… 68 hồ sơ (2006 là 920, 2007 là 988), còn những ngành khác đều giảm nhẹ, ngành báo chí (một ngành được xem là hút đông thí sinh) cũng không thoát khỏi, khi mà khối C đăng ký chỉ có 1.253 hồ sơ (2006 là 1.402).

Kinh tế: tăng giảm theo... điểm chuẩn

Hầu hết các trường đào tạo nhóm ngành kinh tế, nếu như tuyển sinh 2006 có điểm chuẩn tương đối thì năm 2007 này đều tăng vọt hồ sơ. Nhìn theo số liệu hằng năm tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ thấy rõ điều này: năm 2004 có 45.000 hồ sơ, điểm chuẩn 16,5. Năm 2005 hồ sơ tăng lên 49.000 với điểm chuẩn 19,5 thì năm 2006 giảm xuống còn 43.379 hồ sơ và điểm chuẩn giảm còn 17,5. Và năm nay có 54.306 hồ sơ, dự báo điểm chuẩn sẽ tăng.

Các trường khác như ĐH Kinh tế quốc dân có hơn 27.000 hồ sơ, tăng 9.000 so với 2006, Trường ĐH Thương mại cũng tăng khoảng 6.000 hồ sơ... Trong khi đó các trường như ĐH Ngoại thương, ĐH Ngân hàng, Khoa Kinh tế (ĐHQG TP.HCM) lượng hồ sơ vẫn bình quân, thậm chí giảm như Khoa Kinh tế từ 15.330 của 2006 còn 9.131 trong 2007 vì có điểm chuẩn khá cao.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyện học, chuyện tiêu tiền của sinh viên “đại gia”
Xưa rồi cái điệp khúc “nghèo lắm sinh viên”. Giờ đây sinh viên đã khoác vào mình một “bộ cánh” mới: Nghèo thì cũng đi xe đạp xịn chứ không còn “nhớ khi xưa anh chở em trên chiếc xe đạp cũ”. Giàu, hay nói một cách “mốt” hơn là VIP, thì Dylan, laptop, tóc nâu môi trầm…
30/04/2007
Một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ bị mất tích
Trong những ngày qua, dư luận trong sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ và một số phương tiện truyền thông Việt ngữ và báo chí địa phương thông tin về việc anh Nguyễn Quốc Thịnh, nghiên cứu sinh tiến sỹ chuyên ngành kiến trúc tại Viện Công nghệ Ilinoi (IIT) đã mất tích từ chiều 8/4.
29/04/2007
NextGen Awards: Môi trường, giáo dục và sức khỏe
Cuộc thi quốc tế về sáng tạo nội dung cho điện thoại di động đầu tiên trên thế giới có tên gọi NextGen Awards vừa được phát động tại Hà Nội (do tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Cyber Century Forum - CCF phối hợp với Công ty truyền thông VASC tổ chức) với chủ đề: Sáng kiến về sử dụng điện thoại di động thuộc một trong các lĩnh vực chất lượng cuộc sống: nâng cao sức khỏe; phát
27/04/2007
Thị xã với công tác chăm sóc gia đình chính sách, người có công
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Hà Giang đã đoàn kết thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, AN-QP, an ninh - quốc phòng, qua đó góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao.
27/04/2007