Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

10:44, 10/07/2024

Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhanh thành dịch trong cộng đồng. Tiêm phòng là biện pháp duy nhất để phòng bệnh bạch hầu.

 

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Theo ghi nhận từ những thông tin y tế, vừa qua tại Nghệ An đã có trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu và tại Bắc Giang đã có trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với bệnh nhân tử vong nêu trên.

Tại Nghệ An, tính cho đến ngày 8/7/2024 đã có 119 trường hợp tiếp xúc với nữ bệnh nhân tử vong do bạch hầu.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên.

Bệnh có khả năng lây lan dễ dàng từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp và tạo thành dịch nhanh chóng. Vi khuẩn bạch hầu khi xâm nhập vào đường hô hấp, cư trú ở niêm mạc họng, vòm họng, phát triển ở đường hô hấp trên và tiết ra ngoại độc tố.

Ngoại độc tố kích thích gây lở loét tại chỗ và hình thành các giả mạc màu trắng xám, trắng ngà bám chặt vào mũi, họng, lưỡi, khí quản (đường thở), nếu bóc ra sẽ bị chảy máu, cho vào nước không tan. Giả mạc này còn có thể xuất hiện ở vị trí khác như da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.

Đường lây truyền chủ yếu của bệnh bạch hầu là qua đường hô hấp thông qua giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu của người bệnh hoặc gián tiếp khi cầm, nắm các đồ dùng, vật dụng dính chất bài tiết của người nhiễm bệnh bạch hầu.

Bác sĩ Đỗ Duy Cường nhấn mạnh, bệnh thường gặp ở trẻ em và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vaccine đầy đủ. Vi khuẩn khu trú ở đường hô hấp trên tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân, nguy cơ tử vong do biến chứng tắc đường thở và viêm cơ tim.

Sau khi ủ bệnh từ 2-5 ngày, người bệnh thường có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, khó chịu, mệt mỏi, ăn kém, da xanh, chảy nước mũi, họng hơi đỏ. Đặc biệt khám họng thấy amidan có giả mạc trắng, lúc đầu nhỏ sau lan dần ra bao trùm họng và lưỡi gà, màu trắng, dai, bóc ra dễ chảy máu, hạch cổ sưng to làm cho cổ bạnh ra (bạch hầu họng).

"Triệu chứng nặng của bệnh có thể viêm cơ tim, viêm thanh quản (gây khàn tiếng, ho ông ổng, thở rít), suy hô hấp, ngạt thở, suy thận, tổn thương thần kinh. Nếu không được điều trị bằng thuốc đặc hiệu thì có thể dẫn tới tử vong", bác sĩ Cường cho hay.

Khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
Khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Dự phòng và điều trị bạch hầu

Bệnh bạch hầu được điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (Anti-Diphteria Serum-ADS). Các kháng sinh thông thường như Penicillin G, Erythromycin hoặc Azithromycin có thể diệt được vi khuẩn bạch hầu, thời gian điều trị từ 10-14 ngày.

Đánh giá về nguy cơ lây lan bệnh bạch hầu trong cộng đồng, bác sĩ Cường cho hay, nguy cơ lây lan ra cộng đồng là không lớn, các ca bệnh hiện nay phát hiện mang tính chất lẻ tẻ do hầu hết các đối tượng trẻ em hiện nay đều đã được tiêm phòng vaccine khi còn nhỏ. Chỉ có những trẻ chưa được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm chưa đầy đủ theo lịch tiêm chủng thì mới có khả năng mắc bệnh.

Bác sĩ Cường nhấn mạnh, chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại nhiều hiệu quả để phòng các bệnh dịch thông thường. Ở những nơi vùng sâu vùng xa, độ bao phủ tiêm chủng thấp sẽ dẫn tới lỗ hổng miễn dịch và do đó bệnh còn lưu hành và khó có thể dập tắt. Do đó, trẻ em cần phải tiêm đầy đủ, đúng lịch để có miễn dịch cộng đồng.

Để phòng bệnh, mọi người cần rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, đồ chơi, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.

Tiêm vaccine bạch hầu đúng lịch. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi. Người lớn chưa được tiêm hoặc không có miễn dịch cần được tiêm nhắc lại 1 mũi.

Với người tiếp xúc người nhiễm bạch hầu, cần xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Ngoài ra cần uống thuốc dự phòng bằng Erythromycin hoặc Azithromycin trong 7 ngày.

Theo Nhân Dân Điện tử


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phụ nữ huyện Đồng Văn làm “Dân vận khéo”
BHG - Phát huy truyền thống và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, thời gian qua các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đồng Văn luôn quan tâm, đẩy mạnh việc thực hiện công tác dân vận trong thời kỳ mới. Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai Kế hoạch số 35 của BTV Huyện ủy sau 2025 về triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Đồng Văn giai đoạn 2021 – 2025, phong trào đã trở thành hoạt động thi đua sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ tới từng hội viên phụ nữ trong huyện. Ðặc biệt, từ phong trào đã huy động, tập hợp hội viên, phụ nữ tham gia phát triển KT-XH; xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo của chị em trong mọi mặt đời sống xã hội.
10/07/2024
Ngày 10/7, công bố kết quả xét tuyển sớm vào các học viện, nhà trường Quân đội
Chiều 9/7, tại Hà Nội, Ban Tuyển sinh Quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tuyển sinh đại học, cao đẳng theo phương thức xét tuyển sớm vào các trường Quân đội năm 2024.
10/07/2024
Phát huy hiệu quả tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy
BHG - Nhằm hạn chế tối đa và ngăn chặn tình trạng cháy, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của nhân dân.
09/07/2024
Tỉnh đoàn ra quân các hoạt động hướng tới Ngày Thương binh - Liệt sỹ
BHG - Chiều 9.7, Tỉnh đoàn tổ chức ra quân đồng loạt các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27.7.1947 – 27.7.2024) tại 11/11 huyện, thành phố.
09/07/2024