Toàn tỉnh có 139 cô đỡ thôn bản được đào tạo

08:45, 27/05/2024

BHG - Theo số liệu thống kê của Sở Y tế, mô hình cô đỡ thôn bản (CĐTB) được triển khai tại tỉnh từ năm 2008, cho đến nay toàn tỉnh đã đào tạo được 139 cô đỡ thôn bản tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh, 100% CĐTB đều là người dân tộc thiểu số.

Cô đỡ Lý Thị Tìn tắm cho trẻ sơ sinh tại thôn Cốc Peng, xã Ngam La (Yên Minh). Ảnh: Minh Quyết

Cô đỡ Lý Thị Tìn tắm cho trẻ sơ sinh tại thôn Cốc Peng, xã Ngam La (Yên Minh).

Ảnh: Minh Quyết

Trong tổng số 139 CĐTB được đào tạo thì hiện nay có 46 CĐTB đang hoạt động thường xuyên tại các thôn, bản khó khăn. Chỉ tính riêng trong năm 2023, tổng số phụ nữ có thai được CĐTB khám thai là 669 người; 101 bà mẹ được CĐTB đỡ đẻ tại nhà; 519 bà mẹ được CĐTB chăm sóc sau sinh tại nhà; 17 bà mẹ mang thai được phát hiện có yếu tố nguy hiểm cao; CĐTB vận động thành công 205 bà mẹ đến cơ sở y tế đẻ…

CĐTB hiện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tư vấn sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai và đến cơ sở khám, chữa bệnh sinh đẻ, tiêm phòng uốn ván cho mẹ và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi; hướng dẫn phụ nữ mang thai cách chăm sóc bản thân khi mang thai, sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, cách cho trẻ ăn hợp lý; xử trí ban đầu các trường hợp xảy ra tai biến trong quá trình đẻ tại nhà và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời tại những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, góp phần giảm tình trạng tử vong mẹ, trẻ sơ sinh trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh các CĐTB vẫn chưa có nhiều phụ cấp nên việc duy trì ổn định lực lượng này trong thời gian tới đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Sở Y tế đã kiến nghị các cấp có thẩm quyền cần có chính sách, nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ các đối tượng này để những người làm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở cơ sở yên tâm công tác tại những địa bàn khó khăn.

Hồng Cừ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang xây dựng tuyến đường mẫu, tuyến phố văn minh
BHG - Từ năm 2020 đến nay, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thành phố Hà Giang đã tuyên truyền, vận động xã hội hóa thực hiện giải phóng hành lang, vỉa hè nhiều tuyến đường, làm hàng nghìn mét đường bê tông, đường asphalt, lát vỉa hè, trồng cây xanh. Đến nay, cơ bản các tuyến đường được sửa chữa nâng cấp, lát vỉa hè, có rãnh thoát nước đảm bảo quy định, khang trang, sáng, sạch, đẹp; các tuyến đường, phố, ngõ có camera giám sát đảm bảo an ninh trật tự; nhiều tuyến đường, tuyến phố được công nhận và duy trì danh hiệu “Tuyến phố văn minh đô thị”.
27/05/2024
Trường THPT Chuyên Hà Giang tổng kết năm học 2023-2024
BHG - Sáng 25.5, Trường THPT Chuyên Hà Giang tổ chức tổng kết năm học 2023 - 2024 và tri ân trưởng thành cho học sinh khối 12 năm học 2021 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT; cùng đông đảo thầy, cô giáo, phụ huynh và các em học sinh.    
25/05/2024
Hội thi nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh
BHG - Sáng 24.5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) “Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Đây là hội thi lần đầu tiên được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh để lựa chọn ra đội thi xuất sắc nhất tham gia hội thi các tỉnh cụm khu vực. Đến dự có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội thi; lãnh đạo Công an tỉnh; đại diện các sở, ngành, 11 huyện, thành phố và các vận động viên tham gia hội thi.
24/05/2024
Hội thảo tổng kết dự án Plan năm tài chính 2024
BHG - Chiều 24.5, tại Khu du lịch sinh thái Trường Xuân (thành phố Hà Giang), tổ chức Plan tại Hà Giang phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án Plan năm tài chính 2024. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Ngoại vụ, Phòng GD&ĐT các huyện: Mèo Vạc, Yên Minh, Xín Mần, Hoàng Su Phì.
24/05/2024