Dự án 8 đi vào đời sống đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quản Bạ

08:49, 27/05/2024

BHG - Sau gần 3 năm thực hiện trên địa bàn huyện Quản Bạ, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG) và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em (PN&TE) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 10 dự án thành phần, trong đó giao Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam chủ trì Dự án 8. Dự án 8 được thực hiện tại 51 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có Hà Giang. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc PN&TE. Thực hiện mục tiêu BĐG và tập trung giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của PN&TE tại vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai thực hiện Dự án 8 tại huyện Quản Bạ, UBND huyện đã chỉ đạo Hội LHPN huyện chọn địa bàn để chỉ đạo điểm và thực hiện các mô hình của dự án.

Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Quản Bạ thi đấu môn đẩy gậy.
Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Quản Bạ thi đấu môn đẩy gậy.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Quản Bạ, Đặng Thị Hưởng cho biết: “Hội LHPN huyện đã ban hành kế hoạch về triển khai Dự án 8 qua các hoạt động, như: Xây dựng các mô hình “tổ truyền thông cộng đồng”; mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thành lập mới “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng hỗ trợ bảo vệ PN&TE là nạn nhân bạo lực gia đình; đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế, xã hội tại địa phương; mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”… Đến nay, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ thành lập 38 tổ truyền thông cộng đồng thuộc 12 xã, 1 thị trấn. Củng cố, nâng cấp 5 địa chỉ tin cậy; thành lập 9 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trong đó trường học 2 CLB, cộng đồng 7 CLB. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động; xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy BĐG và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho PN&TE; đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của PN&TE trong các hoạt động phát triển KT-XH; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị theo định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, hướng dẫn của Hội LHPN tỉnh và phù hợp với thực tế tại địa phương”.

Chị Sùng Thị Pó, Chi hội trưởng Hội LHPN thôn Đầu Cầu 2, xã Cán Tỷ chia sẻ: “Sau khi Dự án 8 được triển khai đã góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giới và BĐG. Tỉ lệ sinh con thứ 3, nạn tảo hôn giảm so với các năm trước; tình trạng bạo lực gia đình giảm rõ nét”.

Các hoạt động của Dự án 8 tại huyện Quản Bạ đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ và các tầng lớp nhân dân về BĐG, dần thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc PN&TE. Các mô hình, hoạt động của dự án được người dân đón nhận, ủng hộ và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Thời gian tới, huyện Quản Bạ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Dự án 8 để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, cán bộ, công chức và người dân trong việc triển khai, tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Đồng thời, tăng cường công tác vận động, lồng ghép các nguồn lực trong thực hiện Dự án 8, nhất là lồng ghép Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới và các chương trình, dự án, chính sách phát triển KT-XH khác.

Bài, ảnh: NGUYỄN DỊU

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh có 139 cô đỡ thôn bản được đào tạo
BHG - Theo số liệu thống kê của Sở Y tế, mô hình cô đỡ thôn bản (CĐTB) được triển khai tại tỉnh từ năm 2008 cho đến nay, toàn tỉnh đã đào tạo được 139 cô đỡ thôn bản tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh, 100% CĐTB đều là người dân tộc thiểu số.
27/05/2024
Thành phố Hà Giang xây dựng tuyến đường mẫu, tuyến phố văn minh
BHG - Từ năm 2020 đến nay, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thành phố Hà Giang đã tuyên truyền, vận động xã hội hóa thực hiện giải phóng hành lang, vỉa hè nhiều tuyến đường, làm hàng nghìn mét đường bê tông, đường asphalt, lát vỉa hè, trồng cây xanh. Đến nay, cơ bản các tuyến đường được sửa chữa nâng cấp, lát vỉa hè, có rãnh thoát nước đảm bảo quy định, khang trang, sáng, sạch, đẹp; các tuyến đường, phố, ngõ có camera giám sát đảm bảo an ninh trật tự; nhiều tuyến đường, tuyến phố được công nhận và duy trì danh hiệu “Tuyến phố văn minh đô thị”.
27/05/2024
Trường THPT Chuyên Hà Giang tổng kết năm học 2023-2024
BHG - Sáng 25.5, Trường THPT Chuyên Hà Giang tổ chức tổng kết năm học 2023 - 2024 và tri ân trưởng thành cho học sinh khối 12 năm học 2021 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT; cùng đông đảo thầy, cô giáo, phụ huynh và các em học sinh.    
25/05/2024
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội
BHG - Ngay  sau khi Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH); Kết luận số 06-KL/TW ngày 10.6.2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung của Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW. Các cấp ủy, tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDCSXH và xác định TDCSXH là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng Nông thôn mới.
24/05/2024