Thầy giáo Mầm non Lương Đình Vệ và hành trình gieo yêu thương

11:37, 17/01/2024

BHG - Nói đến bậc học Mầm non, nhiều người thường nghĩ đến hình ảnh các cô giáo trẻ hát hay, múa dẻo. Nhưng giờ đây, ở chính những lớp học Mầm non ấy còn có bóng dáng những người thầy như thầy Lương Đình Vệ (Đồng Văn) đang từng ngày tận tuỵ săn sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, miệt mài gieo con chữ nơi rẻo cao.

Vượt qua những đoạn đường khó khăn, hiểm trở. Chúng tôi đến điểm trường Dình Lủng, xã Tả Phìn, huyện Đồng Văn vào những ngày Đông giá rét, bắt gặp hình ảnh thầy Lương Đình Vệ đang xúc từng thìa cơm cho các cháu. Hình ảnh ấy trào dâng trong tôi niềm xúc động khó tả.

Thầy giáo Lương Đình Vệ tận tuỵ chăm sóc học sinh.
Thầy giáo Lương Đình Vệ tận tuỵ chăm sóc học sinh.

Thầy Lương Đình Vệ, dân tộc Giáy sinh ra và lớn lên ở miền đất khó Đồng Văn. Cơ duyên đến với nghề của thầy  Vệ bắt đầu từ năm 2009, khi đăng ký học Cao đẳng Mầm non tại Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương. Sau khi tốt nghiệp năm 2012, chàng trai 21 tuổi quay về quê hương bắt đầu sự nghiệp “trồng người” của mình. Anh được phân công công tác ở Trường Mầm non xã Vần Chải. Năm 2015, anh chuyển công tác sang điểm trường Dình Lủng, xã Tả Phìn và gắn bó đến nay.

Tả Phìn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Văn với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Do điều kiện kinh tế khó khăn với nhiều tập tục lạc hậu, những năm trước, nhiều gia đình có con ở độ tuổi mẫu giáo ngại đưa con ra lớp. Được giao vận động học sinh đi học, thầy Vệ không ngại khó, ngại khổ, tìm đến từng nhà để thuyết phục cha mẹ đưa trẻ đi học. Hiện, xã Tả Phìn đạt 100% trẻ 5 tuổi được phổ cập giáo dục Mầm non.

Thầy giáo Lương Đình Vệ dạy hát cho học sinh.
Thầy giáo Lương Đình Vệ dạy hát cho học sinh.

Thầy Vệ tâm sự: Khi nhập học tại trường, cả lớp chỉ có tôi và 1 bạn nam nữa. Cũng có những lúc suy tư về nghề giáo viên Mầm non của mình nhưng suy nghĩ kỹ tôi nhận thấy nam giới thì cũng là giáo viên, cũng như các nghề khác. Vấn đề là mình yêu nghề, mến trẻ, xác định tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng quyết tâm, học hỏi, trau dồi, cập nhật kiến thức thường xuyên thì sớm muộn học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh cũng ghi nhận. Xác định điều đó, tôi đã tích cực đổi thay chính mình, nỗ lực phấn đấu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ chất lượng nhất.

Cô Trần Thị Khiết, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tả Phìn chia sẻ: Giáo viên nam đứng lớp không khác gì các cô giáo, tất cả mọi việc thầy Vệ đều không nề hà. Với cấp bậc Mầm non không chỉ là dạy các cháu, mà còn chăm sóc, nuôi dưỡng từng bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân, trang trí lớp học… Mới đầu khi nhận được thông tin có giáo viên nam được phân công công tác lên trường, tôi rất tò mò không biết thầy giáo đứng lớp sẽ dạy như thế nào. Nhưng qua vài tháng, từ các tiết dự giờ, chúng tôi thấy thầy Vệ có chuyên môn vững; chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho học sinh cũng tốt. Hơn nữa, thầy còn rất khéo tay khi tự cắt, dán, trang trí lớp học rất bắt mắt và đẹp hơn lớp của nhiều cô khác.

Trực tiếp chứng kiến một tiết dạy của thầy Vệ, những đôi mắt xoe tròn của các cháu chăm chú lắng nghe từng lời và cả sự săn sóc của thầy với những em bé nơi đây, tôi càng chắc chắn rằng: Giáo viên Mầm non không chỉ là nghề của phụ nữ.

Bài, ảnh:  NGUYỄN YẾM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị đại biểu người lao động Công ty Xăng dầu Hà Giang năm 2024

BHG - Chiều 16.1, Công ty Xăng dầu Hà Giang tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2024 và tổng kết công tác năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2024. Dự có lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh; Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Petrolimex, Bảo hiểm Pjico cùng đông đảo cán bộ, nhân viên, người lao động trong công ty.

16/01/2024
Agribank Hà Giang phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tỉnh tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân

BHG - Sáng 16.1, tại thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Hà Giang phối hợp với các Ngân hàng Agribank, BIDV, Vietinbank chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Dự chương trình có lãnh đạo BHXH tỉnh, Agribank Hà Giang, huyện Bắc Quang; đại diện các nhà tài trợ.

16/01/2024
Sinh viên Trường Đại học Thăng Long học tập kinh nghiệm tại Báo Hà Giang

  BHG - Chiều 16.1, đoàn sinh viên Khoa truyền thông đa phương tiện, Đại học Thăng Long (Hà Nội) đã có buổi trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Tòa soạn Báo Hà Giang. Tham dự có đồng chí Trần Bá Dung, nguyên Trưởng ban nghiệp vụ, Hội Nhà Báo Việt Nam, cố vấn kiêm giảng viên Khoa truyền thông đa phương tiện. Làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Bình Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Hà Giang; trưởng, phó các phòng nghiệp vụ.

16/01/2024
Nhân rộng những điểm sáng trong bài trừ hủ tục

  ↵

BHG - 100% các thôn, tổ dân phố thành lập Tổ vận động bài trừ hủ tục lạc hậu; rà soát, thống nhất những phong tục nào trong việc cưới, việc tang, lễ hội cần xóa bỏ để đưa vào quy ước, hương ước thôn bản; đưa những câu chuyện có thật trong đời sống thành các tiểu phẩm sân khấu hóa để biểu diễn cho bà con xem... là những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong bài trừ hủ tục đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

16/01/2024