Bỏ thi thăng hạng viên chức

08:15, 16/12/2023

Theo quy định mới, các nội dung liên quan đến thi thăng hạng viên chức đã được thay thế bằng nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Như vậy, viên chức sẽ không phải thi thăng hạng.

Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có hiệu lực từ ngày 7/12/2023.

Theo điều 32 quy định tiêu chuẩn, điều kiện thì viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

Giờ học môn Tiếng Anh của các em học sinh Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Bắc Mê
Giờ học môn Tiếng Anh của các em học sinh Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Bắc Mê. Ảnh: YÊN HOA

Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;

Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;

Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.

Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện quy, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức.

Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư và viên chức lưu trữ.

Đối với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Đối với trường hợp viên chức đang xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp mà hạng chức danh nghề nghiệp này không còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ nếu đang công tác ở vị trí việc làm phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp có sự thay đổi mã số chức danh nghề nghiệp.

Theo Bộ Nội vụ, việc thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp đã được thực hiện từ khi có Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/2/1998 đến nay. Trong quá trình tổ chức thi xuất hiện một số khó khăn.

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hiện hành đã phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi nhưng hiện nay các bộ, ngành chưa ban hành thông tư. Mới có một vài bộ, còn một số bộ chưa ban hành thông tư.

Viên chức tập trung chủ yếu ở ngành giáo dục, y tế, khoa học công nghệ là những ngành chưa ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi, do vậy rất khó để tiến hành tổ chức thi.

Việc chưa quy định được nội dung thi dẫn tới thi chưa sát với yêu cầu vị trí việc làm cũng như công việc của viên chức. Vì vậy, thi còn hình thức và không phản ánh được thực chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức qua thi đánh giá.

Viên chức được quy định vị trí việc làm chưa rõ ràng, số lượng viên chức rất lớn, khoảng gần 2 triệu viên chức trong cả nước. Việc tổ chức thi hằng năm rất khó, số lượng tổ chức thi được rất ít.

Do vậy, những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện xếp hàng dài chưa được thi, ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao trình độ, quyền lợi chính đáng của đội ngũ viên chức, đặc biệt là giáo viên.

Việc thi có tiêu chuẩn điều kiện là phải có chứng chỉ chuyên ngành. Ví dụ phóng viên báo chí muốn thi nâng ngạch báo chí phải có chứng chỉ chuyên ngành báo chí; tương tự, bác sĩ cũng vậy. Nếu chưa tổ chức được việc học những lớp này thì chưa có chứng chỉ và chưa đủ điều kiện dự thi.

Quá trình thi rất tốn kém, phải chi phí rất nhiều cho ban tổ chức thi, thí sinh cũng phải bỏ thời gian ôn thi, đi lại tốn kém và chi phí xã hội rất lớn. Nếu chúng ta bỏ việc thi sẽ tiết kiệm được chi phí xã hội và đặc biệt hạn chế, giảm được thủ tục hành chính.

Theo Gia đình và Xã hội


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chương trình giao lưu thanh niên giữa Tỉnh đoàn Hà Giang và Đoàn Thanh niên châu Văn Sơn (Trung Quốc)

BHG - Trong các ngày từ 13 – 15.12, tại tỉnh Hà Giang, Tỉnh đoàn Hà Giang (Việt Nam) phối hợp với Đoàn Thanh niên châu Văn Sơn (tỉnh Vân Nam – Trung Quốc) tổ chức Chương trình giao lưu hữu nghị thanh niên biên giới giữa hai đơn vị. Tham gia chương trình có các đồng chí: Đỗ Thị Hương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Hà Giang; Diệp Lai Bình, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên châu Văn Sơn (Trung Quốc); cùng đông đảo cán bộ, đoàn viên hai đơn vị.

15/12/2023
Hội thảo nâng cao công tác giảm nghèo đa chiều trong các cơ sở giáo dục

BHG - Sáng 15.12, tại thành phố Hà Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo tìm giải pháp nâng cao công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Dự hội thảo có đại diện Bộ GD&ĐT, lãnh đạo 20 Sở GD&ĐT đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

15/12/2023
Miền Bắc sắp rét đậm, rét hại diện rộng

BHG - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh cực kỳ mạnh nên khoảng từ ngày 17 đến 20.12, các tỉnh Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt rét đậm trên diện rộng, vùng núi xảy ra rét hại.

14/12/2023
Giáo dục kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh

BHG - Trước tình hình nhiều vụ cháy liên tiếp xảy ra tại một số địa phương trong cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng của nhân dân. Do đó, ngành Giáo dục đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu hộ, cứu nạn (CHCN) tổ chức giáo dục kỹ năng thoát hiểm khỏi đám cháy, nhằm trang bị cho giáo viên và học sinh những kỹ năng cơ bản về PCCC.

13/12/2023