Khẳng định vai trò chủ lực tuyên truyền xóa bỏ hủ tục

08:43, 30/11/2023

BHG - Bằng việc biên soạn các tài liệu tuyên truyền bài trừ, xóa bỏ hủ tục trong các cơ sở giáo dục; đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy; đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lịch sử, pháp luật trong các trường học đã giúp ngành Giáo dục của tỉnh khẳng định vai trò chủ lực, trở thành “cầu nối” giúp nhân dân xây dựng nếp sống văn minh.

Nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong trường học, Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến bổ sung nội dung phòng, chống, bài trừ hủ tục để triển khai giáo dục kỹ năng sống, lịch sử và văn hóa truyền thống cho học sinh phổ thông; biên soạn tài liệu tuyên truyền bài trừ hủ tục dùng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Để triển khai bộ tài liệu, Sở GD&ĐT chỉ đạo khảo sát, đánh giá bộ tài liệu tuyên truyền bài trừ hủ tục trong dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục; tập huấn, hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu.

Đưa văn hóa vào trường học giúp học sinh gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Đưa văn hóa vào trường học giúp học sinh gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thế Bình cho biết: Sau một thời gian triển khai, 100% các đơn vị trường học thực hiện kế hoạch tuyên truyền bài trừ hủ tục, đưa cuốn tài liệu vào tuyên truyền lồng ghép trong các hoạt động giáo dục của nhà trường; 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục ký cam kết thực hiện bài trừ hủ tục. Để tăng hiệu quả tuyên truyền, các cơ sở giáo dục triển khai linh hoạt theo nhiều hình thức như: Qua các hội nghị, cuộc họp; truyền thông qua báo, trang web, nhóm facebook; khẩu hiệu, băng zôn; tổ chức cuộc thi tuyên truyền bài trừ hủ tục; sinh hoạt đoàn, hội, đội, sinh hoạt câu lạc bộ, viết bài, vẽ tranh...

Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả, nhiều cơ sở giáo dục có mô hình tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, như: Trang web bài trừ hủ tục của học sinh Trường PTDT Nội trú THCS-THPT Xín Mần; câu lạc bộ “Chúng em chung tay xây dựng nếp sống văn minh” của Trường PTDT Bán trú THCS Na Khê (Yên Minh); cuộc thi video tiểu phẩm tuyên truyền phòng, chống nạn tảo hôn và xóa bỏ hủ tục của Phòng GD&ĐT Hoàng Su Phì…

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mèo Vạc, Bùi Văn Thư chia sẻ: Mặc dù là địa phương đông dân tộc cùng sinh sống, một số hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại trong đời sống đồng bào các dân tộc. Nhưng các đơn vị trường học trên địa bàn chú trọng triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống cho học sinh. Các nhà trường cấp tiểu học và THCS sử dụng bộ tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” theo hướng tích hợp, lồng ghép trong một số môn học. Các cơ sở giáo dục tăng cường triển khai xây dựng văn hóa học đường, đạt tiêu chuẩn sạch, đẹp, thân thiện. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; chú trọng nâng cao hiệu quả tổ chức các hội thi, liên hoan văn nghệ cho học sinh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục.

Xác định rõ vai trò trong công tác tuyên truyền xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu; giữ mối gắn kết giữa nhà trường, gia đình và học sinh, ngành Giáo dục đang tiếp tục tăng cường vận động, tuyên truyền bài trừ hủ tục, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức; đưa cuốn tài liệu bài trừ, xóa bỏ hủ tục vào sử dụng đại trà trong các cơ sở giáo dục; tích hợp, lồng ghép nội dung cuốn tài liệu vào các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò của giáo dục kỹ năng sống trong việc giáo dục học sinh trở thành người công dân tốt, có những kỹ năng sống cần thiết, có tình yêu quê hương, đất nước. Phối hợp đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo việc giáo dục kỹ năng sống, kịp thời phát hiện, nhân rộng những mô hình, cách làm hay, hiệu quả.

“Ngành sẽ đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống theo hướng sinh động, mềm dẻo, linh hoạt, tránh máy móc, giáo điều. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Tổ chức các loại hình thư viện trong nhà trường và tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc sách, hình thành và phát triển văn hóa đọc”- Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thế Bình cho biết thêm.

Bài, ảnh: Kim Tiến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên đoàn Lao động huyện Đồng Văn tạo chuyển biến trên các lĩnh vực của đời sống

BHG - Thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đồng Văn đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua thu hút và nhận được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn.

30/11/2023
Công an tỉnh trao nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách

BHG - Ngày 29.11, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh đã tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình ông Nguyễn Văn Bên, thôn Tân Tiến, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang.

29/11/2023
Hội thảo ứng dụng mô hình giáo dục Steam vào chương trình giáo dục mầm non

BHG - Sáng 29.11, tại Trường Mầm non Hoa Sen (thành phố Hà Giang) Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức hội thảo “Ứng dụng mô hình giáo dục Steam vào chương trình giáo dục mầm non năm học 2023 – 2024”. Tới dự có lãnh đạo Phòng GD&ĐT; Ban giám hiệu các trường mầm non trên địa bàn thành phố.

29/11/2023
Hoàng Su Phì chung tay chăm lo cho người nghèo

BHG - Hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Hoàng Su Phì đã cụ thể hóa bằng những hoạt động thiết thực, huy động mọi nguồn lực chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo.

29/11/2023