Gian nan Nà Bó

10:01, 03/11/2023

BHG - Trên những đình núi mờ sương Nà Bó không có điện, không có sóng điện thoại, khó khăn đủ đường. Nhưng vẫn đang có những cô giáo bám bản. Ở đó, những đứa trẻ chân đất, nhọ nhem níu lấy áo cô, ngọng nghịu đánh vần, học múa, hát.

Phó Chủ tịch UBND xã Đức Xuân (Bắc Quang), Phượng Chòi Lường dắt chiếc xe máy ra sân kiểm tra lại phanh, lốp nói vui: Con ngựa sắt Nhật Bản này đã theo chủ nó đi khắp 8 thôn, bản; mỗi lần đi là một lần chỉnh phanh, xem lốp; mỗi tháng ít nhất 2 lần leo núi về các thôn xem đồng bào mình làm ăn. Đức Xuân là xã đặc biệt khó khăn nằm lọt thỏm giữa những dãy núi đá vôi rộng chừng gần 6.000 ha. Chúng tôi lên thôn Nà Bó, vừa đi Lường vừa hét vào tai tôi, anh bám chắc vào em; chiếc xe cứ chồm lên, chúng tôi lại rướn người về phía trước gài số 1, ga to. Khoảng nửa tiếng sau, Cổng trời thôn Nà Bó hiện ra trước tầm mắt. Lường vừa ga, vừa nghiêng đầu về phía tai tôi, thôn Nà Bó đã có gần 600 ha rừng tự nhiên bao bọc; còn Đức Xuân này là 5.500 ha rừng già nguyên sinh đấy. Dân số trong thôn Nà Bó chỉ có 34 hộ, 183 nhân khẩu, trăm phần trăm là đồng bào Dao đỏ ở lác đác mỗi nhà mỗi quả núi to. Đứng trên cổng trời Nà Bó cao chừng 1.000 m, là một vùng rừng già hoang sơ như trong câu chuyện cổ tích; xen trong tán rừng là những cây chè Shan tuyết búp đâm tua tủa, những thửa ruộng nhỏ tí hon, lúa mùa đã chín vàng. Nhìn qua khoảng trống là một ngôi nhà xây cấp 4, sáng bừng màu ve. Ngôi nhà màu ve đấy là lớp học 3 độ tuổi của cô giáo Mai Thị Nội.

Những đoạn đường vào trường Nà Pó còn gian nan.
Những đoạn đường vào trường Nà Bó còn gian nan.

Chúng tôi đến trước lớp học Nà Bó, thấy chúng tôi đến cả cô lẫn trò kéo tay nhau chạy ra trước lớp học. Chào chúng tôi xong, đám trẻ đến bên cô giáo đứa nắm tay, đứa thì níu lấy áo nhìn chúng tôi lấm lét đến xa lạ. Cô giáo Mai Thị Nội giãi bày: Em vào ngành dạy trẻ đã 9 năm rồi. Hiện, gia đình em có chồng làm nông, 2 cháu nhỏ đi học và cha mẹ già. Thu nhập gồm lương, phụ cấp nghề nghiệp mỗi tháng được hơn 9 triệu đồng. Lớp học Nà Bó có 14 cháu từ 3 – 5 tuổi. Lớp có mấy đứa đến từ thôn Lâm, xóm Tắc Thung, Xuân Đường, xã Vô Điếm. Đứa đến trường xa nhất là 5 km. Còn lại là các cháu ở quanh thôn Nà Bó. Nói là quanh thôn nhưng nhà các cháu nằm cánh nhau cả quả núi. Trời nắng thì đỡ vất vả, còn trời mưa, sương mù đến mấy cũng phải đi đón trẻ tới trường anh à. Năm học này, lớp mầm non đã được xây cấp 4, ấm áp hơn nhiều.  Dân làng Nà Bó cũng vui hơn vì có cô dạy trò hát và đánh vần. Điểm trường không có điện, không có sóng liên lạc nên mọi việc cần thiết đều phải dùng đến đôi chân chạy đi, chạy lại. Trong những cánh rừng già Nà Bó vẫn còn tới 11/34 hộ nghèo và trách nhiệm của cô không chỉ là gieo, ươm tri thức cho lớp trẻ, mà còn đem văn minh, ánh sáng đến với bản làng.  Mấy năm nay, rừng Nà Bó đã được bảo vệ nghiêm ngặt, cây lúa nước đã làm no dân bản, cây chè trở thành cây thế mạnh. Ngoài ra, có thêm sản phẩm phụ từ rừng và phát triển chăn nuôi đại gia súc lợn đen, gà đen, dê núi. Vui hơn cả là có trẻ em đến trường, đi học đều hơn, cái nghèo cũng lui dần. Ở vùng khó khăn này, chuyển 1 học sinh ở điểm trường về ăn, ở tập trung tại trường chính là cả vấn đề lớn; cô giáo không chỉ dạy chữ mà còn làm cha, làm mẹ. Cô Mai Thị Niệm, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Đức Xuân tiếp lời, bậc học Mầm non của xã năm học này huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến trường; đội ngũ giáo viên mầm non của xã có 16 người trực tiếp đứng lớp. Riêng các lớp học mầm non được mở “cắm” ở 6 thôn, bản khó khăn nhất, có 178 cháu đều được đi học. Còn tại trường trung tâm xã, gồm: Nhóm trẻ 40 cháu, mẫu giáo 139 cháu. Các cô giáo bậc học mầm non nói riêng ở Đức Xuân đã vượt qua mọi gian khó để bám lấy bản, bám trường vì tương lai của những đứa trẻ thân yêu...

Lớp học mầm non ở Nà Pó.
Lớp học mầm non ở Nà Bó.

Rời Nà Bó lúc nắng chiều dần tắt, hoàng hôn buông xuống, những câu chuyện cổ tích có thật vẫn phảng phất trong tôi. Ở đó vẫn văng vẳng tiếng trẻ ngọng ngịu líu lo múa, hát và có bước chân cô giáo cắm bản dắt tay trẻ đi trên các lối mòn cứ vang trong không gian của đại ngàn bao la.

Bài, ảnh: NGUYỄN HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng công tác dân vận

BHG - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Thấm nhuần lời dạy của Người, Bộ CHQS tỉnh luôn đặc biệt coi trọng công tác vận động quần chúng, trong mọi thời điểm, luôn đặt nhiệm vụ dân vận lên vị trí hàng đầu, nhằm xây dựng và củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa Quân đội với Nhân dân.

31/10/2023
Thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics

BHG - Là tỉnh biên giới cực Bắc Tổ quốc, có Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Việt Nam) – Thiên Bảo (Trung Quốc) và Cửa khẩu song phương Xín Mần (Việt Nam) – Đô Long (Trung Quốc) cùng nhiều lối mở trên tuyến biên giới. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế biên mậu của tỉnh chưa đạt kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu (XNK), tỉnh ta đang nỗ lực tập trung phát triển cơ sở hạ tầng.

31/10/2023
Bệnh viện 19-8 Bộ Công an khám, mổ mắt miễn phí cho người nghèo ở Xín Mần

BHG - Ngày 31.10, đoàn công tác Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (Thành phố Hà Nội) phối hợp với Bệnh viện Mắt Hà Giang, Công an tỉnh tổ chức chương trình khám và mổ mắt miễn phí cho người nghèo tại huyện Xín Mần. Tham dự chương trình có Đại tá Phan Huy Ngọc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh.

31/10/2023
Hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục cấp trung học

BHG - Sáng 31.10, tại Trường Chính trị tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục (CLGD) cấp trung học, năm học 2023 - 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các trường trung học trên địa bàn tỉnh.

31/10/2023