Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

09:33, 06/09/2023

BHG - Dù không mong muốn nhưng những rủi ro trong công việc là điều khó có thể lường trước và có khả năng đe dọa đến sức khỏe, cuộc sống của người lao động. Nhằm chia sẻ gánh nặng cho người lao động, bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) chính là một trong những chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện nay, giúp người lao động vượt qua những khó khăn khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc.

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là một trong 05 chế độ BHXH bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. Ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13 đã thông qua và thống nhất chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN một cách cụ thể tại Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) số 84/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016.

I. Đối tượng áp dụng

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động (giao kết bằng văn bản) có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng( áp dụng từ 01/01/2018);

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;II. Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ

II. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

 

Điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

-Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

III. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

– Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định;

+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

– Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.

IV. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

+ Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

+ Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

– Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

+ Bị tai nạn lao động nhiều lần;

+ Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

V. Điều kiện hưởng trợ cấp

1. Đối với trợ cấp 1 lần

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

– Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

2. Đối với trợ cấp hằng tháng

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

– Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định trên này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

BTV (Sưu tầm)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng kích điện tận diệt giun đất
BHG - Trung bình sau mỗi đêm, 2 người đi kích giun có thể thu được từ 15 - 20 kg giun đất loại to, thương lái đến thu mua tại nhà với giá 100 ngàn đồng/kg; một đêm kích giun cho thu nhập cả triệu đồng. Hám lợi trước mắt, một số người vẫn lén lút đi kích giun. Đây là hành vi phá hoại môi trường bởi giun đất đóng vai trò rất lớn trong việc tăng độ phì nhiêu cũng như độ tơi xốp, thông thoáng của đất.
31/08/2023
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 9/2023
Tháng 9/2023 có nhiều chính sách mới có hiệu lực, trong đó có những chính sách liên quan đến công chức, viên chức như quy định về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
30/08/2023
Lời Bác sáng trong lòng dân: Kỳ cuối: Mãi xứng đáng với lời khen của Bác
BHG - Qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay trên những vùng quê cách mạng, cùng hành trình xây dựng Nông thôn mới không có điểm dừng, bằng bàn tay, khối óc, sức sáng tạo trong lao động, sản xuất của người dân, các xã Vĩ Thượng, Xuân Giang, Tiên Yên, Bằng Lang đang kiến tạo những ngôi làng kiểu mẫu với gam màu của sự no ấm, trù phú, xứng tầm vùng động lực của huyện Quang Bình.
30/08/2023
Mèo Vạc mùa "gieo"chữ
BHG - Hiện nay, huyện Mèo Vạc đã hoàn thành công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đến việc ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, sẵn sàng cho năm học 2023 – 2024 với mục tiêu tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
06/09/2023