Cách nhận biết dịch tả lợn châu Phi
1. Cách nhận biết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
1.1. Đặc điểm của bệnh
- Bệnh DTLCP là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra
- Bệnh lây lan nhanh, xảy ra ở mọi loài lợn và mọi lứa tuổi lợn; bệnh không lây sang người và các loại động vật khác
- Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%
- Vi rút DTLCP có sức đề kháng cao: ở trong thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao vi rút có thể tồn tại được 3-6 tháng; trong máu ở nhiệt độ 40c được 18 tháng; trong giăm bông được 140 ngày; thịt khô là 300 ngày; thịt đông lạnh là 1.000 ngày; da/mỡ (kể cả đã khô) là 300 ngày…
1.2. Triệu chứng
Lợn sốt cao (40,5- 42°C), lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ , nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước.
Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang mầu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có mầu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân có chất nhầy và máu.
Lợn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên 100%.
Trở thành dạng mãn tính.
1.3. Bệnh tích
Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết. Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên trong, túi mật sưng.
Theo Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Ý kiến bạn đọc