Xuân về trên bản Đán Khao Mới

17:31, 28/02/2018

BHG - 13 hộ dân, với gần một trăm khẩu thôn Đán Khao, xã Bản Ngò, huyện Xín Mần đã phải di dời khẩn cấp cuối năm 2007, đầu năm 2008. Sau 10 năm tái định cư tại nơi ở mới (Đán Khao Mới), cuộc sống đã thực sự đổi thay...

Lớp mẫu giáo tại thôn Đán Khao Mới.
Lớp mẫu giáo tại thôn Đán Khao Mới.

Tôi tìm đến nhà ông Ly Sèn Chỉ, người đầu tiên vận động gia đình di chuyển ra khỏi vùng nguy cơ sạt, lở mùa mưa năm 2007. Vẫn dáng nhanh nhẹn khi xưa, ông Chỉ vui vẻ: Tết qua, làng Đán Khao Mới no đủ, nhiều rượu, nhiều thịt treo lắm. Cầm chén rượu trên tay, cái vị cay nồng như thể làm cho Xuân này ấm hẳn lên. Ông Chỉ bảo tôi: Tết này, Đán Khao Mới có rất nhiều điểm mới. Mới nhất là hệ thống chuồng trại chăn nuôi tập trung của làng có 27 lô chuồng xây theo tiêu chuẩn dành cho các hộ trong thôn mang trâu, bò về nuôi. Chuồng trại tập trung, hộ nào có vật nuôi thì tự chăm sóc, tự cho ăn. Hệ thống chuồng trại của làng được xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải, làm hệ thống Biôga thêm chất đốt cho các hộ; cắt cử người làm vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo tiêu chuẩn thú y. Người dân trong làng vẫn khẳng định với nhau: Đưa chuồng trại cả làng về một mối được ví như một cuộc “cách mạng” làm thay đổi tư duy làm ăn của cả làng Đán Khao Mới trong giai đoạn cơ cấu lại nền sản xuất nông nghiệp tại Xín Mần. Điểm mới thứ hai là, toàn thôn bây giờ đã có 34 hộ, 365 con người đều được sử dụng nước sạch. Đường vào thôn được bê-tông hoá, có điện, có trường học, nhà văn hoá, có sân thể thao... Bí thư Chi bộ thôn Đán Khao Mới, Lý Văn Lâm cho biết, hiện nay Đán Khao Mới có 2 lớp tiểu học với 23 học sinh. Có 1 lớp học mầm non, mẫu giáo 27 cháu, 1 nhóm trẻ 9 cháu. Các lớp học đều được các thầy, cô chăm lo chu đáo. Cô giáo Mã Phương Thuý khoe với tôi: Lớp mẫu giáo cô dạy có 27 cháu đi học rất đều. Còn thầy giáo Đào Thanh Dũng cho hay, thầy dạy 2 lớp ghép là lớp 1 và lớp ghép 2 + 3, cả 2 lớp, học sinh rất chịu khó học hành, đều ngoan và nhanh nhẹn...

Dãy chuồng trại chăn nuôi đại gia súc của thôn Đán Khao mới.
Dãy chuồng trại chăn nuôi đại gia súc của thôn Đán Khao mới.

Thôn Đán Khao Mới, có Nhà văn hoá làm nơi hội họp bàn cách làm ăn, chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Kinh tế thôn Đán Khao Mới ngày nay được thực hiện theo cách: “Ly hương – không ly nông”. Cuộc sống ăn, ở, sinh hoạt của người dân ở thôn Đán Khao Mới, còn mọi việc đồng áng, cấy, trồng đều thực hiện tại thôn Đán Khao cũ trước kia. Cách làm nông tại Đán Khao ngày nay cũng thay đổi cho phù hợp với những đổi thay của nền sản xuất nông nghiệp. Trong đó, cấy lúa, trồng ngô thực hiện bằng giống mới có năng suất, chất lượng tốt. Cả làng chuyển toàn bộ diện tích đất dốc, đất bạc màu sang trồng cỏ, nuôi trâu, bò, dê. Anh Lý Văn Lâm cho biết: Tổng đàn trâu, bò của 23 hộ hiện có gần 200 con, chưa kể đàn lợn và gia cầm. Người dân Đán Khao Mới lấy chăn nuôi đại gia súc làm hướng đầu tư trọng tâm để làm giàu. Còn lại, trồng cấy lúa, ngô, đậu tượng để đảm bảo an ninh lương thực, làm chỗ dựa cho chăn nuôi phát triển. Theo đánh giá, mức lương thực của thôn Đán Khao Mới năm 2017 đạt trên 600 kg/người. Nhưng, thu nhập từ chăn nuôi mới mang đến cho người dân nơi đây nhiều sự đổi thay về chất lượng cuộc sống. Người dân mua sắm được các đồ dùng đắt tiền và xây dựng nhà cửa khang trang, sạch đẹp hơn.

Nhớ lại ngày đầu di dời, ông Ly Xèn Chỉ đã tiên phong theo lý tưởng của Đảng. Đó là đảng viên đi trước, kéo theo làng nước theo sau. Sau ông Chỉ, cả làng Đán Khao đã theo ra nơi ở mới. Ngày làng di dời, là những ngày mưa gió, nguy cơ sạt lở rập rình, tinh thần nhân dân trong thôn có nhiều sáo trộn, lo lắng. Nhận được sự tiên phong, kiên quyết của nguyên Bí thư chi bộ thôn, cả làng đã theo ông về đây. Kèm theo đó, là sự trợ giúp của cả huyện Xín Mần từ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng thanh niên trong các đơn vị trường học cùng tham gia giúp dân chuyển nhà, san nền, dựng nhà mới. Sau gần 1 tuần ra quân, cán bộ, chiến sĩ huyện Xín Mần đã đóng góp cả ngàn ngày công lao động giúp 13 hộ, gần 100 con người di dời nhà cửa, làm lại chuồng trại, động viên đồng bào yên tâm về nơi ở mới.

Sau những ngày tháng phấn đấu gian nan sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở, việc làm, người dân Đán Khao Mới đã dần thích nghi với quê mới, cách sống, cách sản xuất mới. Từ một làng có 13 hộ, sau 10 năm định cư, Đán Khao Mới giờ đây đã có 32 hộ, tăng gấp gần 3 lần so với những năm đầu tái định cư ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở. Đán Khao Mới bây giờ có: Đường, điện, nước sạch, trường học, nhà văn hoá, có chuồng trại chăn nuôi tập trung, làng bản xanh, sạch, đẹp hơn lên mỗi ngày. Người Đán Khao Mới cho biết: Bây giờ, làng Đán Khao Mới đã yên tâm làm ăn và đang theo đuổi cách làm ăn mới rất hiệu quả, đó là: Làm theo KHKT, chăn nuôi tập trung, sinh hoạt có cộng đồng tại nhà văn hoá và đang phấn đấu trở thành thôn “ Kiểu mẫu” về xây dựng Nông thôn mới để xoá hết đói, giảm hết nghèo, hướng tới phát triển bền vững trong tương lai không xa.

Mùa Xuân này, hãy đến Đán Khao Mới 1 lần để nhận thấy cuộc sống của người dân đổi thay thục sự sau khi tái định cư tránh xa vùng nguy cơ sạt, lở trong mùa mưa, lũ. Tới đây, bài học về sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, sự khó khăn trong công tác dân vận, sự thành công của công tác di dân tái định cư được bắt nguồn từ đâu sẽ có câu trả lời vững chắc cho những vùng nguy cơ sạt, lở trong mùa mưa sắp tới.

Bài, ảnh:  NGUYỄN HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ quan trọng thực hiện chiến lược giảm nghèo nhanh và bền vững

BHG - Công tác hướng nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động (LĐ) nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chiến lược giảm nghèo nhanh và bền vững. Theo lãnh đạo Sở Lao động - TBXH tỉnh, hiện nay, ngành nghề được đào tạo thông qua các cơ sở giáo dục công lập là 103 ngành, nghề. Trong đó, tập trung chủ yếu vào ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ. Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã làm tốt công tác dự báo về nhu cầu sử dụng LĐ trên địa bàn; từ đó, định hướng việc làm cho người dân. 

28/02/2018
Ghi nhận công tác xuất khẩu lao động ở huyện Mèo Vạc

BHG - Xác định việc xuất khẩu lao động (XKLĐ) đi làm ở các công ty, doanh nghiệp ở ngoài tỉnh và đi làm việc theo "Biên bản thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới" là "chìa khóa" để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống. Vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đi XKLĐ ở các công ty, doanh nghiệp ở ngoài tỉnh và nước bạn và đã có những kết quả đáng ghi nhận.

28/02/2018
Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới

BHG - Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới về lựa chọn các xã điểm xây dựng Nông thôn mới (NTM) từng giai đoạn, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động chỉ đạo các cơ sở dạy nghề, ưu tiên mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động ở các xã thuộc Đề án xây dựng NTM.

28/02/2018
An toàn cho những tuyến đường trên Cao nguyên đá

BHG - Một trong những điểm nhấn khiến nhiều du khách mê đắm Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn chính là những cung đường đẹp nơi đây. Đặc biệt, đối với những bạn trẻ thích đi du lịch bằng xe mô-tô. Những cung đường trên Cao nguyên đá uốn lượn, quanh co đầy cảm giác tạo một sức hút kỳ lạ. Để những tuyến đường đẹp ấy trở nên an toàn hơn, thu hút ngày càng đông đảo du khách,… những năm qua, các ngành, các cấp đã không ngừng quan tâm, đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng và lắp đặt thêm nhiều biển báo, gương cầu,… đảm bảo an toàn giao thông.

27/02/2018